Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 Câu 81: Cặp quan hệ từ trong câu sau biểu...

Câu 81: Cặp quan hệ từ trong câu sau biểu thị quan hệ gì? “ Hễ mẹ tôi có mặt ở nhà thì nhà cửa lúc nào cũng ngăn nắp, sạch sẽ.” a, Nguyên nhân – kết quả b,

Câu hỏi :

Câu 81: Cặp quan hệ từ trong câu sau biểu thị quan hệ gì? “ Hễ mẹ tôi có mặt ở nhà thì nhà cửa lúc nào cũng ngăn nắp, sạch sẽ.” a, Nguyên nhân – kết quả b, Tương phản c, Điều kiện – kết quả d, Tăng tiến Câu 82: Trong các câu sau, câu nào dùng không đúng quan hệ từ? a, Tuy em phải sống xa bố mẹ từ nhỏ nên em rất nhớ thương bố mẹ. b, Mặc dù điểm Tiếng Việt của em thấp hơn điểm Toán nhưng em vẫn thích học Tiếng Việt. c, Cả lớp em đều gần gũi động viên Hòa dù Hòa vẫn mặc cảm, xa lánh cả lớp. d, Tuy mới khỏi ốm nhưng Tú vẫn tích cực tham gia lao động. Câu 83: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm: … chúng tôi có cánh … chúng tôi sẽ bay lên mặt trăng để cắm trại. a, Hễ, thì b, Giá, thì c, Nếu, thì d, Tuy, nhưng Câu 84: Trong bài thơ “ Chú đi tuần” em thấy người chiến sĩ đi tuần mong muốn điều gì cho các cháu thiếu nhi? a, Các cháu được ngủ yên. b, Các cháu học hành tiến bộ. c, Các cháu có một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai. d, Tất cả các đáp án trên. Câu 85: Điền cặp từ hô ứng thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: Tôi … học nhiều, tôi …… thấy mình biết còn quá ít. a, nào, đã b, chưa, đã c, càng, càng d, bao nhiêu – bấy nhiêu Câu 86:Từ nào có tiếng “ truyền” có nghĩa là trao lại cho người khác (thế hệ sau) a, truyền thống b, truyền thanh c, lan truyền d, truyền ngôi Câu 87: Trận này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết hung tợn hơn. Các vế câu của câu ghép trên được nối với nhau bằng cách nào? a, Nối với nhau bằng dấu phẩy b, Nối với nhau bằng quan hệ từ c, Nối với nhau bằng cặp quan hệ từ d, Nối với nhau bằng cặp từ hô ứng Câu 88: Dấu chấm có tác dụng gì? a, Dùng để kết thúc câu hỏi b, Dùng để kết thúc câu cảm c, Dùng để kết thúc câu kể d, Dùng để kết thúc câu cầu khiến Câu 89: Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì? Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh a, Ngăn cách bộ phận trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. b, Ngăn cách các vế trong câu ghép. c, Ngăn cách các bộ phận làm chủ ngữ trong câu. d, Ngăn cách các bộ phận làm vị ngữ trong câu. Câu 90: Tên cơ quan đơn vị nào dưới đây viết chưa đúng chính tả ? a, Trường Mầm non Hoa Sen b, Nhà hát Tuổi trẻ c, Viện thiết kế máy nông nghiệp d, Nhà xuất bản Giáo dục Câu 91: Đọc bài “ Lớp học trên đường” em thấy Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào? a, Không có trường lớp để theo học. b, Không có sách vở và các dụng cụ học tập bình thường. c, Thầy giáo là cụ chủ một gánh xiếc rong. d, Tất cả các hoàn cảnh nêu trên. Câu 92: Từ nào dưới đây không dùng để chỉ đức tính của phái nữ? a, dịu dàng b, gan lì c, nhẫn nại d, duyên dáng Câu 93: Từ nào không đồng nghĩa với từ quyền lực? a, quyền công dân b, quyền hạn c, quyền thế d, quyền hành Câu 95: Từ nào không phải là từ đồng nghĩa với chăm chỉ? a, chăm bẵm b, cần mẫn c, siêng năng d, chuyên cần Câu 96: Làm thống kê có tác dụng gì? a, Để báo cáo thành tích b, Để tổng hợp tình hình c, Để nắm nhanh thông tin và đánh giá chính xác một sự việc, một vấn đề d, Tất cả các đáp án trên Câu 97: Dấu thanh được đặt ở bộ phận nào của tiếng? a, âm đầu b, âm chính c, âm đệm d, âm cuối Câu 98: Từ đồng âm là những từ như thế nào? a, Giống nhau về âm, hoàn toàn khác nhau về nghĩa. b, Giống nhau về nghĩa, hoàn toàn khác nhau về âm. c, Giống nhau về âm d, Giống nhau về nghĩa. Câu 99: Ba câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ Những xe ủi, xe ben sánh vai nhau nằm nghỉ. a, nhân hóa b, so sánh c, vừa so sánh vừa nhân hóa d, đảo ngữ Câu 100: Đọc đoạn thơ sau: Đứng giữa nhà mà cháy Mà tỏa sáng xung quanh Chỉ thương cây đèn ấy Không sáng nổi chân mình. Dòng nào gồm tất cả những từ mang nghĩa chuyển trong bài thơ? a, đứng - nhà - cây b, đứng - nhà - chân c, đứng - cây - chân d, sáng - cây - chân

Lời giải 1 :

Câu `81 : c.` Điều kiện - kết quả.

`->` Hễ ... thì...: cặp quan hệ từ điều kiện - kết quả.

Câu `82 : a.` Tuy em phải sống xa bố mẹ từ nhỏ nên em rất nhớ thương bố mẹ.

`->` Sửa lại :  em phải sống xa bố mẹ từ nhỏ nên em rất nhớ thương bố mẹ.

Câu `83 : b.` Giá , thì

`->` Giá chúng tôi có cánh thì chúng tôi sẽ bay lên mặt trăng để cắm trại.

- Có thể dùng cặp quan hệ từ "nếu.. thì..." nhưng ở đây thể hiện ước muốn ( có cánh ; bay) nên dùng cặp quan hệ từ "giá..thì.." sẽ phù hợp hơn.

Câu `84 : d.` Tất cả các đáp án trên .

`->` Trong bài thơ “ Chú đi tuần” em thấy người chiến sĩ đi tuần mong muốn các cháu ngủ yên , học hành tiến bộ và có một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai.

Câu `85 : c.` càng , càng.

`->` Tôi càng học nhiều , tôi càng thấy mình biết còn quá ít.

Câu `86:d.` Truyền ngôi.

`->` Truyền ngôi : là một hành động truyền lại quyền lực của một vị vua nào đó cho người nối nghiệp (thế hệ sau).

Câu `87: d.` Nối với nhau bằng cặp từ hô ứng.

- Cặp từ hô ứng : chưa ..đã ..

Câu `88 :c` Dùng để kết thúc câu kể.

`->` Dấu chấm dùng để kết thúc câu kể.

- Dấu chấm cảm ( chấm than) dùng để kết thúc câu cảm.

- Dấu hỏi chấm (?) dùng để kết thúc câu hỏi.

- Dấu chấm hoặc dấu cảm để kết thúc câu cầu khiến.

Câu `89: b.` Ngăn cách các vế trong câu ghép.

- Giặc / đến nhà

- đàn bà / cũng đánh.

Câu `90: c.` Viện thiết kế máy nông nghiệp.

`->` Sửa : Viện thiết kế máy Nông nghiệp.

Câu `91.d` Tất cả các đáp án trên.

`->` Đọc bài “ Lớp học trên đường” em thấy Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh không có trường lớp để theo học , không có sách vở và dụng cụ học tạp, thầy giáo là cụ chủ một gánh xiếc rong.

Câu `92 : b`. gan lì.

- Những từ : dịu dàng , nhẫn nại, duyên dáng đều là đức tính của phái nữ.

Câu `93 : a` . Quyền công dân.

- Quyền công dân là khả năng tự do lựa chọn hành vi của công dân mà nhà nước phải bảo đảm khi công dân yêu cầu.

- Quyền lực : Quyền lực được xem là khả năng của cá nhân hay tổ chức có thể buộc các cá nhân hay tổ chức khác phải phục tùng ý chí của mình.

Câu `95 : a.` Chăm bẵm.

`->` Chăm bẵm : Là chăm nom một cách chu đáo.

Câu `96 : d.` Tất cả các đáp án trên.

`->` Làm thống kê có tác dụng báo cáo thành tích , tổng hợp tình hình, nắm nhanh thông tin và đánh giá chính xác một sự việc, một vấn đề.

Câu `97 : b.` Âm chính.

- Dấu thanh được đặt ở âm chính của tiếng.

Câu `98 : a`. Giống nhau về âm , khác hoàn toàn nhau về nghĩa.

`->` Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm và khác hoàn toàn nhau về nghĩa.

Câu `99 : a.` Nhân hóa.

`->` Được thể hiện qua các từ , cụm từ : say ngủ , ngẫm nghĩ , sánh vai nhau nằm nghỉ.

Câu `100 :c.` đứng - cây - chân.

- Đứng: là hành động của con người để chống đỡ toàn thân theo hướng thẳng, ở đây nói cây đèn đang đứng `->` nghĩa chuyển.

- Cây: Là thực vật , có sức sống , ở đây là câu đèn `->` nghĩa chuyển.

 - Chân: là bộ phận cơ thể của con vật , con người , ở đây chỉ chân cây đèn `->` nghĩa chuyển.

Thảo luận

-- Tháng 8 nhóm đua top và lọc thành viên đc ko?
-- .... nhóm chỉ thực hiện nhiệm vụ riêng thôi bạn có thể làm thách thức
-- với lại mk có 1 nhóm đang đua top ( nhom đang top 5 )
-- ò vậy nên mk rời
-- hồi trc mk từng trong nhóm try hard xong bị kick :)
-- :( mk đâu nhớ có bạn đâu
-- Acc phụ, bị kick vì lười :v
-- :vvv vô đi

Lời giải 2 :

Câu 81. C. Điều kiện - kết quả

Câu 82. A. Tuy em phải sống xa bố mẹ từ nhỏ nên em rất nhớ thương bố mẹ  (thay bằng cặp quan hệ từ vì - nên)

Câu 83. C. Nếu, thì

Cau 84. D. Tất cả các đáp án trên

Câu 85. C. càng, càng

Câu 86. D. Truyền ngôi

Câu 87. A. Nối với nhau bằng dấu phẩy

Câu 88. C. Dùng để kết thúc câu kể

Câu 89. A. Ngăn cách bộ phận trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ

Câu 90. C. Viện thiết kế máy nông nghiệp

Câu 91. D. Tất cả các hoàn cảnh nêu trên.

Câu 92. B. Gan lì

Câu 93. A. Quyền công dân

Câu 95. A. Chăm bẵm

Câu 96. A. Tất cả các đáp án trên

Câu 97. B. Âm chính

Câu 98. A. Giống nhau về âm, hoàn toàn khác nhau về nghĩa.

Câu 99. A. Nhân hóa

Câu 100. C. Đứng - cây - chân

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK