Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Trong chương trình Ngữ văn 6, học kì II, có...

Trong chương trình Ngữ văn 6, học kì II, có một câu nói của một nhân vật: “ Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình t

Câu hỏi :

Trong chương trình Ngữ văn 6, học kì II, có một câu nói của một nhân vật: “ Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”. (Ngữ văn 6- tập 2- NXB Giáo dục) Câu 1. Câu nói trên là của nhân vật nào? Trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Câu nói ấy cất lên trong hoàn cảnh đặc biệt nào? (1 điểm) Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu trên. Biện pháp tu từ đó đã giúp em hiểu ý nghĩa của câu nói ấy như thế nào? (2 điểm) Câu 3. Tiếng nói của mỗi dân tộc là rất thiêng liêng và cao quý. Vậy em đã làm gì để bảo vệ, giữ gìn và phát huy tiếng nói của dân tộc mình. Hãy viết đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu để kể những việc làm của mình trong việc góp phần bảo vệ, giữ gìn và phát huy tiếng nói của dân tộc. (Trong đoạn có sử dụng một câu trần thuật đơn- gạch chân chỉ rõ) (2 điểm)

Lời giải 1 :

Câu 1:

- Câu nói trên của thầy giáo Ha-men trong tác phẩm "Buổi học cuối cùng" của tác giả An-phông-xơ Đô-đê.

- Thầy Ha-men đã nói lên câu này nhằm khẳng định Pháp là tiếng nói của dân tộc, là tiếng mẹ đẻ. Khi còn nói tiếng Pháp thì vẫn còn hy vọng đấu tranh dành lại độc lập. Thầy Ha-men là một người yêu nước, thầy muốn giữ gìn, khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc. Điều đó được thể hiện rõ rệt, sâu sắc trong câu nói ấy.

Câu 2:

bptt: so sánh (tiếng nói dân tộc - chia khóa chốn lao tù)

`->` Tác dụng: đề cao giá trị thiêng liêng, cao quý của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.

Câu 3:

Tiếng nói của mỗi dân tộc là rất thiêng liêng và cao quý. Từng câu nói đều được hình thành, vun đắp bằng sự sáng tạo từ bao lâu nay. Đối với mọi dân tộc thì ngôn ngữ mẹ đẻ là một thứ tài sản quý báu của mỗi dân tộc. Thứ tiếng ấy thiêng liêng hơn bất kì thứ gì khác. Ta phải biết trân trọng, giữ gìn tiếng nói dân tộc. Thể hiện được lòng yêu nước không phải là những cái gì quá xa xôi và khó thực hiện. Thậm chí, nói tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. 

`=>` 

Câu trần thuật có trong bài: Tiếng nói của mỗi dân tộc là rất thiêng liêng và cao quý.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1: Của thầy Ha men truyện "Buổi học cuối cùng" , tác giả An phông xơ Đô đê.

Câu nói ấy diễn ra trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng của trường học và từ ngày mai tất cả phải chuyển sang học tiếng Đức.

Câu 2:

so sánh "Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình" với " nắm được chìa khóa chốn lao tù".

Giúp em hiểu được tầm quan trọng của việc gìn giữ tiếng nói dân tộc. Tiếng nói dân tộc sẽ giúp một quốc gia giữ được độc lập dù cho bị xiềng xích của kẻ thù.

Câu 3:

Tiếng nói của mỗi dân tộc là rất thiêng liêng và cao quý. Với bản thân em, em cũng đã ý thức được việc gìn giữ tiếng nói dân tộc. Trong sử dụng ngôn ngữ, em luôn trân trọng Tiếng VIệt. Em hiểu sự quan trọng của Tiếng Việt đối với mỗi con người VIệt Nam. Em không lạm dụng các tiếng nước ngoài chỉ vì nhanh, gọn, hợp thời. Em cũng theo dõi các trang như Tiếng Việt giàu đẹp, Tiếng Việt ta... để có thể mở rộng, nâng cao vốn kiến thức Tiếng Việt của bản thân mình. Em cùng các bạn cũng tham gia các cuộc thi ngôn ngữ để cải thiện ngôn ngữ của bản thân, để Tiếng VIệt mỗi ngày thêm một giàu đẹp, gắn bó.

Câu trần thuật đơn gạch chân 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK