Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Viết đoạn văn10-12 câu nêu cảm nhận 10 câu đầu...

Viết đoạn văn10-12 câu nêu cảm nhận 10 câu đầu bài trao duyên câu hỏi 2166098 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Viết đoạn văn10-12 câu nêu cảm nhận 10 câu đầu bài trao duyên

Lời giải 1 :

Nguyễn Du - một đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Sống trong giai đoạn đồng tiền làm băng hoại đạo đức, đầy biến động, ông đã chứng kiến được rất nhiều cảnh đời bất công cũng như sự thối nát của xã hội lúc bấy giờ. Với sự đồng cảm sâu sắc đối với người phụ nữ bất hạnh, Nguyễn Du đã viết ra nhiều tác phẩm văn học để nói thay cho những tấm lòng đầy ai oán, cho số phận bạc mệnh đáng thương ấy. Trong đó, “Trao Duyên” là một trong những đoạn trích điển hình trong tuyệt tác Truyện Kiều. Nói về một bi kịch dang dở trong tình yêu của Thuý Kiều và Kim Trọng, bài thơ đã khắc hoạ một nỗi đau mà khó ai có thể thấu hiểu được của Thúy Kiều. Qua đó, ta cũng thấy được một giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện một niềm khát khao có được hạnh phúc của con người. Nỗi đau ấy được khắc họa rõ nét nhất qua mười hai câu đầu của đoạn trích. Những câu thơ đó như thay Thúy Kiều bộc lộ nỗi lòng của nàng trong nghẹn ngào, da diết vì phải hy sinh tình yêu để đạo hiếu được vẹn tròn. Nỗi dằn vặt khổ sở đó đã khiến Kiều phải dứt tình trao duyên cho em gái. Ta thấy qua hai câu thơ đầu, Nguyễn Du dường như đã để cho Kiều mở lời cùng em, có lẽ nàng đã phải lưỡng lự, đắn đo rất nhiều: “Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa” Trao duyên là chuyện quan trọng đến hạnh phúc của cả đời người nên việc nhờ cậy này là vô cùng khó khăn không chỉ với Kiều mà với cả Thúy Vân, việc bắt ép em gái lấy người mình không yêu là một việc khó có thể mở lời. Vì thế, nàng đã chọn cách để em ngồi và mình lạy. Nghe thì có vẻ bất hợp lý nhưng trong trường hợp này, vì hiểu được gánh nặng sắp trao và tình thế khó xử của Thúy Vân nên Kiều đã tự hạ mình xuống, việc làm đó giúp mở ra một không khí trang trọng đồng thời buộc Vân phải nhận lời, thế nên hai từ “lạy-thưa” ấy đã đem đến hiệu ứng đặc biệt. Từ mối quan hệ chị em, Kiều đã chuyển nó thành mối quan hệ giữa ân nhân và người chịu ơn, thể hiện sự tôn trọng, tấm lòng khẩn cầu tha thiết dành cho Vân. Và nàng cũng đã hết sức cẩn thận, e dè lựa chọn ngôn ngữ thật tinh tế và khéo léo để đưa Vân vào thế khó, khiến em không thể chối từ. Kiều van xin em, nàng đã dùng từ “cậy” mà không dùng từ “nhờ”. Vì từ “cậy” thể hiện được việc quan trọng chỉ duy nhất một người có thể giúp được, còn từ “nhờ” thì thể hiện việc mang tính chất nhẹ nhàng hơn, ai cũng giúp được. Điều đó đã bộc lộ sự tin tưởng, lòng hy vọng khẩn thiết mà Kiều gửi gắm vào Vân, nàng tin rằng em gái sẽ thay mình trả nghĩa cho chàng Kim một cách trọn vẹn nhất. Qua đó, có thể thấy được tình yêu sâu sắc, chân thành của Kiều dành cho Kim Trọng. Với hai từ “chịu lời”, càng thể hiện rõ sự tinh tế của Kiều trong cách dùng từ, ở đây hai từ này đã thể hiện sự thấu hiểu, thông cảm của Kiều đối với vị trí của em gái. Nàng hiểu rõ rằng việc trao duyên này là chuyện khá khó xử và vô cùng miễn cưỡng, có lẽ rằng Vân sẽ khó lòng mà chấp nhận được. Bởi lẽ, em không hề yêu Kim Trọng, phải lấy người mình không có tình cảm vốn đã là chuyện khó khăn, hơn thế nữa Kim Trọng lại còn là tình lang cũ của chị gái, chắc chắn rằng cuộc sống của Vân sẽ không bao giờ có được hạnh phúc trọn vẹn, bởi chàng Kim hễ nhìn đến Vân thì cũng nghĩ ngay đến Kiều. Từng từ được nhân vật thốt ra đều được tác giả cân nhắc kỹ càng, chọn lọc, Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ rất “đắt”. Cái hay, cái sắc của từ ngữ cũng chính là cái tinh tế trong thế giới nội tâm mà Nguyễn Du muốn diễn tả. Sự chọn lọc chính xác ấy cho ta thấy Kiều đã suy nghĩ rất nhiều, rất kỹ rồi mới quyết định trao mối nhân duyên mà nàng đã từng ao ước sẽ “đơm hoa kết trái”. Sau khi đã mở lời cậy nhờ, nàng thật lòng tâm sự cho Vân nghe về hoàn cảnh của mình, mong muốn em gái sẽ thấu hiểu, thông cảm và nhận lời: “ Giữa đường đứt gánh tương tư Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.” Câu thơ là sự giãi bày của Kiều về mối tình đẹp của mình nhưng lại không có hồi viên mãn. Cuộc tình của Kiều với Kim Trọng vừa mới chớm nở nhưng không thể đơm hoa kết trái bởi sóng gió ập đến, vậy nên Kiều đành “đứt gánh tương tư”. Từ “đứt” thể hiện sự dở dang và đó là gánh tương tư, tình cảm sâu nặng của Kiều. Tác giả đã mượn hình ảnh “keo loan” để nói lên sự chắp vá của kim Trọng và Thúy Vân, Kiều phó thác hoàn toàn cho em, mong em sẽ thay mình ”chắp mối” cái duyên tình dang dở này. Nàng đã giao phó “tơ thừa” để “mặc” Thuý Vân quyết định. Kiều đã kể cho Vân nghe về mối tình sâu đậm của mình với Kim Trọng: “Kể từ khi gặp chàng Kim, Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề” Câu thơ đã liệt kê ra những kỉ niệm đẹp đẽ của Thuý Kiều và Kim Trọng. Họ đã cùng nhau quạt ước, cùng nâng chén rượu thề nguyện. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy một cảnh tượng vô cùng lãng mạn của đôi uyên ương này, trông đẹp biết mấy. Từ “khi” được lặp lại ba lần và biện pháp nghệ thuật đối (ngày - đêm) đã gợi cho người đọc nghĩ đến tình cảm sâu nặng giữa Kiều với chàng Kim. Những kí ức ấy vốn rất ngọt ngào, giờ đây khi nhớ đến lại trở thành một nỗi đau không thể nào nguôi trong lòng nàng, đặc biệt là khi nghĩ đến nguyên nhân của nỗi đau này: “Sự đâu sóng gió bất kì, Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.” Quá khứ tươi đẹp là thế, nhưng hiện tại của nàng lại vô cùng khó khăn. “Sóng gió” là ẩn dụ cho khó khăn, oan trái mà gia đình Kiều gặp phải, cụ thể là bị thằng bán tơ vu oan.Hoàn cảnh trái ngang, cha và em mắc oan bị bắt, Kiều buộc phải bán thân mình để cứu họ. Nhưng còn người nàng yêu, người một lòng vì nàng và lời thề nguyện mới hôm nào chưa kịp nguội nữa. Nhưng nhìn cảnh cha và em bị tra tấn, đòn roi, là một người con có hiếu, nàng cũng không thể cứ thế mà khoanh tay đứng nhìn được, đứng giữa chữ “hiếu” và “tình” nàng phải làm sao đây. Với nhịp thơ 1/1/2/4, câu thơ ngắt nhịp “hiếu” một nhịp, “tình” một nhịp cho thấy cả “hiếu” và “tình” Kiều đều trân trọng và có sức nặng ngang nhau. Qua câu thơ, ta có thể thấy được sự băn khoăn, dây dứt giữa việc chọn “hiếu” và “tình”. Cuối cùng, người con gái đầu lòng họ Vương ấy đã quyết định chọn chữ “hiếu”: “ Làm con trước phải đền ơn sinh thành“. Những sự việc mà Kiều đã trải qua cho ta thấy đôi khi con người không thể phản kháng trước sự chuyển vần của số phận. Mới đây thôi, gia đình nàng còn ấm êm hạnh phúc, nàng còn cùng chàng Kim thề nguyền ước hẹn nhưng giờ đây nàng phải bắt đầu những tháng ngày sống xa gia đình và xa cả người nàng hết mực thương yêu. Thế nhưng, chính những điều ấy lại cho ta thấy được tinh thần trách nhiệm của Kiều đối với cả gia đình lẫn người yêu: vừa có hiếu với cha mẹ, vừa trọn vẹn trong tình yêu bằng cách nhờ em gái trả nghĩa ân tình với Kim Trọng. Qua đây ta thấy được, Kiều là một con người mang nhiều phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Á Đông. Cuối cùng, Kiều đã đưa ra những lý lẽ thuyết phục em gái chấp nhận mối lương duyên: “Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non. Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.” Thoạt đầu, ta thấy những gì cần tâm sự, tỏ bày, Kiều đã trút hết nỗi lòng để nói, để thổ lộ cùng em gái. Giờ phút ngắn ngủi còn lại, Kiều chỉ mong em hãy “xót tình máu mủ” mà chấp thuận tâm nguyện của mình. Nàng dùng “tình máu mủ”, thậm chí đến cái chết để đưa ra thuyết phục. Nguyễn Du đã dùng các thành ngữ “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối” để giúp nàng Kiều thể hiện sự quyết tâm thuyết phục em chấp nhận yêu cầu. Tình nghĩa của chàng Kim rất quan trọng, dù nàng có phải “thịt nát xương mòn” thì nàng cũng chấp nhận, chỉ mong sao Vân giúp nàng nối duyên với Kim Trọng. Dù xuống suối vàng nàng vẫn “ngậm cười”, vẫn cảm thấy hạnh phúc, mãn nguyện, cười chúc phúc cho hai người và “thơm lây” về những việc mà em đã làm, đã thay chị “thay lời nước non”. Tuy chỉ vài câu thơ ít ỏi nhưng đã cho người đọc thấy được một cảnh đời đầy bi kịch, một số phận nghiệt ngã đến xé lòng của nàng Kiều. Cùng với sự trải nghiệm và cái nhìn sâu sắc cũng như khả năng sử dụng ngôn từ điêu luyện mà đại thi hào Nguyễn Du đã khiến cho nội tâm của nhân vật như được khắc họa một cách rõ nét nhất. Đó là vết thương tâm hồn và nỗi đau xé lòng của con tim như được trải dài lên từng câu chữ. Chính điều này đã khiến cho mỗi người không thể thôi xót thương cho thân phận của nàng Kiều. Với mười hai câu mở đầu trong đoạn trích “Trao duyên”, đã cho thấy rõ sự chua xót của Nguyễn Du trước hiện thực cuộc đời của những người con gái giàu đức hi sinh như Thúy Kiều. Nàng chấp nhận lựa chọn một hướng đi mà nàng biết chắc là không hề tươi sáng cho cuộc đời của mình chỉ để mong mang lại hạnh phúc cho những người nàng thương yêu. Bên cạnh đó, tác giả còn bày tỏ thái độ phê phán xã hội coi trọng đồng tiền hơn chân lý và giá trị con người, nhất là nó còn đẩy con người đến chỗ cùng đường không lối thoát. ( bài này mk tự làm 2 tháng tr, mk có tham khảo vài ý của văn mẫu nên bn sẽ thấy vài chỗ giống trên mạng chứ mk ko chép hoàn toàn đâu nha =)) )

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK