Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Em cần gấp ạ . Em cần bài diễn dịch...

Em cần gấp ạ . Em cần bài diễn dịch và quy nạp của hai bài Tức Cảnh Pác Bó và Ngắm trăng trong hai bài đấy có Tiếng Việt và một câu cảm thán e cảm ơn moii ngườ

Câu hỏi :

Em cần gấp ạ . Em cần bài diễn dịch và quy nạp của hai bài Tức Cảnh Pác Bó và Ngắm trăng trong hai bài đấy có Tiếng Việt và một câu cảm thán e cảm ơn moii người rất nhiều ah

Lời giải 1 :

I, VB NGẮM TRĂNG:

Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ, tối tăm đã được khắc họa chân thực qua bài thơ “Ngắm trăng”. Thi nhân xưa khi gặp cảnh trăng đẹp thường ngồi dưới ánh trăng thư thái uống rượu, thưởng thức sắc hoa, ngắm trăng, làm thơ. Đây được coi là thú vui tao nhã, đầy lãng mạn giúp cuộc ngắm trăng thêm trọn vẹn. Khác với thi nhân xưa, hai câu thơ đầu đã tái hiện hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt của Bác: Ngắm trăng trong ngục tù với 4 bức tường tối tăm, lạnh lẽo, tự do tối thiểu cũng không có lấy đâu rượu và  hoa?Câu thơ thứ 2, với hình thức câu nghi vấn “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” đã diễn tả được tâm trạng băn khoăn bối rối của Bác trước cảnh đẹp. Trăng đêm nay đẹp quá vậy mà con người không có rượu, có hoa để tiếp đón trăng? Sự băn khoăn, bối rối đó đã thể hiện được tâm hồn thi sĩ dễ rung động trước cảnh thiên nhiên. Đồng thời cũng  hé lộ phong thái ung dung lạc quan của Bác. Đáng tiếc ở bản dịch thơ với hình thức câu trần thuật đã không diễn tả được tâm trạng băn khoăn, bối rối của Bác trước ánh trăng đẹp và như vậy làm giảm đi ý nghĩa của câu thơ. Hai câu thơ sau có cách sắp xếptừ ngữ  đăng đối rất đặc biệt: “nhân-song-minh-nguyệt” / “nguyệt-song-thi-gia”. Cấu trúc này đã thể hiện được giữa Bác và trăng luôn có song sắt nhà tù chắn giữa. Dù qua song sắt nhà tù, Bác vẫn cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên, của ánh trăng. Trong đêm tối tù ngục Bác vẫn hướng đến ánh sáng của cuộc sống tự do bên ngoài nhà ngục. Xiềng xích nhà tù chỉ có thể giam cầm được thân thể Bác chứ không thể giam giữ được tâm hồn thi nhân tìm đến với tự do, đến thiên nhiên rộng lớn, đến với ánh trăng trong sự giao hòa trọn vẹn. Có thể nói đây chính là cuộc vượt ngục về tinh thần của Bác. Hai câu thơ cuối đã thể hiện tâm hồn thi sĩ hòa quyện trong chất chiến sĩ ở Bác.  Tóm lại, với cách sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị mà hàm súc cùng cách sử dụng từ ngữ đăng đối giàu ý nghĩa, qua bài thơ “Ngắm trăng”, người đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung, lạc quan vượt lên trên hoàn cảnh của Hồ Chí Minh.

II, VB TỨC CẢNH PÁC BÓ:

Tinh thần lạc quan và phong thái ung dung của Hồ Chí Minh trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ đã được thể hiện vô cùng sâu sắc qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”. Trước hết, câu thơ thứ nhất “Sáng ra bờ suối, tối vào hang” có cách ngắt nhịp 4/3, tạo thành hai vế sóng đôi.Câu thơ toát lên cảm giác vô cùng nhịp nhàng, nề nếp, “Sáng ra bờ suối” đối lập với “tối vào hang”.Ở câu thứ hai, tác giả đã sử dụng các hình ảnh liệt kê “cháo bẹ”, “rau măng”. Đây đều là những sản vật của núi rừng Việt Bắc. Câu thơ thứ hai còn có giọng điệu đùa vui hóm hỉnh kết hợp với từ láy “sẵn sàng” nghĩa là có sẵn. Câu thơ đã thể hiện rằng lương thực, thực phẩm ở đây thật đầy đủ, “cháo bẹ”, “rau măng” luôn có sẵn tới mức dư thừa và thể hiện cảm giác thích thú, bằng lòng được sống giữa núi rừng của tác giả. Sự thật, hoàn cảnh sinh hoạt của Bác ở Pác Bó khi đó rất gian khổ nhưng niềm vui thích của Bác ở đây lại rất chân thật, không chút gượng gạo.Niềm vui ấy toát lên từ toàn bộ bài thơ, từ từ ngữ, giọng điệu. Với Bác, được sống giữa thiên nhiên và hoạt động cách mạng là niềm vui lớn. Nếu hai câu thơ đầu đã thể hiện “thú lâm tuyền” của Bác thì hai câu thơ sau lại diễn tả cái “sang” của cuộc đời cách mạng. Ở câu thứ ba, tác giả đã sử dụng từ láy “chông chênh” giàu chất tạo hình thể hiện được hoàn cảnh làm việc vô cùng khó khăn, thiếu thốn đồng thờ thể hiện được tình thế khó khăn của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ, thù trong giặc ngoài ngàn cân treo sợ tóc. Câu thơ gợi tả hình ảnh Bác Hồ đang dịch lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô làm tài liệu huấn luyện cán bộ, đồng thời, chính là đang xoay chuyển lịch sử Việt Nam.  Ba chữ “dịch sử Đảng” toàn vần trắc đối lập với bốn chữ “Bàn đá chông chênh” chủ yếu là vần bằng đã khắc họa hình tượng người chiến sĩ cách mạng có tầm vóc lớn lao, tư thế uy nghi như bức tượng đài . Câu cuối “Cuộc đời cách mạng thật là sang” , từ “sang” trong câu thơ này nghĩa là sang trọng. Vậy tại sao Người lại cảm thấy cuộc sống cách mạng gian khó đó thật là “sang”? Sở dĩ, Người thấy vậy là vì Người có niềm vui của người chiến sĩ cách mạng, sau ba mươi năm xa nước, nay được trở về sống giữa lòng đất nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng.  Người tin chắc rằng thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần, đang trở thành hiện thực. So với những niềm vui lớn lao đó thì những gian khổ trong sinh hoạt có nghĩa lí gì. Chữ “sang” kết thúc bài thơ chính là chữ thần, “nhãn tự” đã kết tinh tỏa sáng tinh thần toàn bài, tinh thần lạc quan, phong thái ung dung trong cuộc sống cách mạng đầy gian khó của Hồ Chí Minh. Để khắc họa rõ nét tinh thần lạc quan, phong thái ung dung đó, Bác đã sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, tuân thủ chặt chẽ quy tắc nhưng vẫn toát lên một cái gì thật phóng khoáng, mới mẻ và bài thơ có giọng điệu rất tự nhiên, bình dị, thoải mái, pha chút đùa vui hóm hỉnh, cho thấy một cảm giác vui thích, sảng khoái.

Bạn tự sửa để đoạn văn thành diễn dịch hay quy nạp và thêm Tiếng Việt vào nhé!

Chúc bạn học tốt!

Thảo luận

-- Mình cảm ơn nhiều nha

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK