Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga, rực rỡ. Phía...

Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga, rực rỡ. Phía hai bên, những đám mây trắng hồng hầu như dựng đứng, hơi ngả về phía trước. Tất cả đều mời mọc lên đường.

Câu hỏi :

Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga, rực rỡ. Phía hai bên, những đám mây trắng hồng hầu như dựng đứng, hơi ngả về phía trước. Tất cả đều mời mọc lên đường. Xa xa, mấy chiếc thuyền nữa cũng đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả. Mảnh buồm nhỏ xíu phía sau nom như một con chim đang đỗ sau lái, cổ rướn cao sắp lên tiếng hót. Nhìn từ xa, giữa cảnh mây nước long lanh, mấy chiếc thuyền lưới làm ăn nhiều khi vất vả nhưng trông cứ như những con thuyền du ngoạn. Gió càng lúc càng mạnh, sóng cuộn ào ào. Biển khi nổi sóng trông càng lai láng mênh mông. Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. Sóng đập vào vòi mũi thùm thùm, chiếc thuyền tựa hồ một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới. Phía sau, chiếc thuyền bạn, trung thành và khăng khít cũng đang lướt chồm lên sóng bám sát chúng tôi. 2. Kết hợp nào sau đây không phải là một từ? A. Hừng đông B. Cánh buồm C. Chồm lên D. Mời mọc. Câu 4. Các dấu phảy trong câu: “Xa xa, mấy chiếc thuyền nữa cũng đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả”, có tác dụng: A. Ngăn cách giữa trạng ngữ với bộ phận chính của câu. B. Ngăn cách giữa các bộ phận có cùng chức vụ trong câu. C. Ngăn cách giữa các vế câu trong câu ghép. D. Ngăn cách giữa trạng ngữ với bộ phận chính của câu và ngăn cách giữa các vế trong câu ghép. Câu 5: Trong câu văn: “ Nhìn từ xa, giữa cảnh mây nước long lanh, mấy chiếc thuyền lưới làm ăn nhiều khi vất vả nhưng trông cứ như những con thuyền du ngoạn.” Có mấy từ ghép: A. Một từ. B. Hai từ C. Ba từ D. Bốn từ. Câu 6: Xác định từ loại cho các từ được gạch chân trong câu văn “Phía sau, chiếc thuyền bạn, trung thành và khăng khít cũng đang lướt chồm lên sóng bám sát chúng tôi.” ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Lời giải 1 :

Câu `2:`

A. Hừng đông

`->` Vì khi ghép lại thì không có nghĩa.

Câu `4:`

D. Ngăn cách giữa trạng ngữ với bộ phận chính của câu và ngăn cách giữa các vế trong câu ghép.

`->` Dấu phẩy thứ nhất đứng trước là TN còn đứng sau là CN nên ngăn cách giữa trạng ngữ với bộ phận chính của câu.

`->` Dấu phẩy thứ hai ngăn cách hai vế câu ghép.

Câu `5:` 

D. Bốn từ.

`->` mây nước, chiếc thuyền, con thuyền, du ngoạn.

Câu `6:`

- Chiếc thuyền: danh từ

- Và: quan hệ từ

- Khăng khít: tính từ

- Lướt: động từ

- Sóng: danh từ

- Chúng tôi: đại từ

Thảo luận

Lời giải 2 :

2. Kết hợp nào sau đây không phải là một từ?

A. Hừng đông

B. Cánh buồm

C. Chồm lên

D. Mời mọc.

Câu 4. Các dấu phảy trong câu: “Xa xa, mấy chiếc thuyền nữa cũng đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả”, có tác dụng:

A. Ngăn cách giữa trạng ngữ với bộ phận chính của câu.

B. Ngăn cách giữa các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.

C. Ngăn cách giữa các vế câu trong câu ghép.

D. Ngăn cách giữa trạng ngữ với bộ phận chính của câu và ngăn cách giữa các vế trong câu ghép.

Câu 5: Trong câu văn: “ Nhìn từ xa, giữa cảnh mây nước long lanh, mấy chiếc thuyền lưới làm ăn nhiều khi vất vả nhưng trông cứ như những con thuyền du ngoạn.” Có mấy từ ghép:

A. Một từ.

B. Hai từ

C. Ba từ

D. Bốn từ.

Câu 6: Xác định từ loại cho các từ được gạch chân trong câu văn “Phía sau, chiếc thuyền bạn, trung thành và khăng khít cũng đang lướt chồm lên sóng bám sát chúng tôi.”

Danh từ : Chiếc thuyền , sóng 

Tinh từ :  Khăng khít

Động từ : Lướt

Quan hệ từ : Và

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK