Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Câu 1: Thế nào là câu phủ định? Nêu những...

Câu 1: Thế nào là câu phủ định? Nêu những chú ý khi dùng câu phủ định? Câu 2: Dựa vào tác phẩm văn học, hãy: a) Đặt 2 câu phủ định? b) Đặt 2 câu phủ định mang

Câu hỏi :

Câu 1: Thế nào là câu phủ định? Nêu những chú ý khi dùng câu phủ định? Câu 2: Dựa vào tác phẩm văn học, hãy: a) Đặt 2 câu phủ định? b) Đặt 2 câu phủ định mang ý khẳng định? Câu 3: Phân tích nghệ thuật và nội dung ý nghĩa của hai câu thơ đầu bài thơ “Quê hương”? DỄ LẮM GIÚP TUI VỚI

Lời giải 1 :

Câu 1:

Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như :không,chẳng,chả,chưa,không phải(là),chẳng phải (là),đâu có phải(là),đâu(có),...

Những chú ý khi dùng câu phủ định:

-dùng từ ngữ phủ định một cách chính xác.

-Phân biệt phủ định bác bỏ và phủ định miêu tả để khi áp dụng vào câu không bị nhầm lẫn.

Câu 2:

a,Đặt 2 câu phủ định:

1) “Không, chúng con không đói nữa đâu. Hai đứa ăn hết ngần kia của khoai thì no mỏng bụng ra rồi còn đói gì nữa”

                       (Ngô Tất Tố,Tắt đèn)

2)"À không! À không! Không giết cậu Vàng đâu nhỉ! Cậu Vàng của ông ngoan lắm! Ông không cho giết…Ông để cậu Vàng ông nuôi…”

                       (Nam Cao,Lão Hạc)

b,Đặt 2 câu phủ định mang ý khẳng định.

1)Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa.

             (Hoài Thanh,Ý nghĩa văn chương)

2)Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn Tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ.

                           (Băng Sơn,Quả thơm)

Câu 3:-Phân tích nghệ thuật 2 câu thơ đầu:

  Quê hương luôn là đề tài không bao giờ cạn kiệt đối với các thi sĩ. Mỗi người có một cách nhìn, cách cảm nhận riêng, đặc trưng về quê hương của mình. Chúng ta bắt gặp những bài thơ viết về quê hương của Đỗ Trung Quân, Giang Nam. Trong đó không thể không kể đến bài thơ “Quê hương” tác giả Tế Hanh.

      “Quê hương” là hai tiếng thân thương, được tác giả dùng làm nhan đề của bài thơ. Mở đầu bài thơ bằng sự mộc mạc, chân thành mà sâu sắc:

“ Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.”

      Làng nhà thơ là một làng chài lưới, chỉ có một câu thơ đầu thôi nhưng nhà thơ đã giới thiệu được cho chúng ta nghề truyền thống của làng mình. Hẳn là chúng ta khi đọc những câu thơ ấy lên thấy được những trân trọng của nhà thơ khi nhắc đến làng nghề truyền thống của mình. Cách giới thiệu rất giản dị, gần gũi và quen thuộc. 

-Ý nghĩa 2 câu thơ đầu:

    Lời giới thiệu thật giản dị, mộc mạc không hoa mĩ, rườm rà thể hiện được sự gắn bó, hiểu biết cùng nỗi nhớ của đứa con xa quê đối với làng quê thân thuộc trong tâm tưởng.

CHÚC BN HỌC TỐT

MK XIN 5SAO,1 CẢM ƠN VÀ TRẢ LỜI HAY NHẤT NHA,CẢM ƠN BN NHIỀU♡

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK