Khổ thơ thứ hai bài Khi con tu hú của Tố Hữu giúp chúng ta thấy được tâm trạng uất ức, ngột ngạt của nhà thơ khi bị mất tự do. Nếu ở khổ một, tiếng chim tu hú, thiên nhiên mùa hè rạo rực thì đến đây, tất cả trở thành đau thương. Một câu trần thuật thôi nhưng lại bẽ bàng "Ta nghe hè dậy bên lòng". Chủ thể trữ tình cảm nhận được hè qua từ "dậy"- xốn xang, mong chờ. Nhưng niềm hân hoan chẳng bền lâu bởi "Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!". Động từ mạnh "đạp tan phòng" dường như tô đậm phẫn uất trong thi nhân lúc này. Cảm thán từ "ôi" không chỉ vang lên vì hè nóng nực mà hơn hết là nỗi đau vang dội: "Ngột làm sao, chết uất thôi". Hai câu thơ ngắn nhưng Tố Hữu đã sử dụng đến nhiều động từ mạnh cùng tính từ bộc lộ cảm xúc, thán từ...Người tù cách mạng đau khổ, bế tắc và hơn hết là bất lực với cảnh tù đày. Lời thơ trở thành tiếng than đầy đau đớn, chua xót và hơn thế là bi kịch đến nghẹn lòng. Bốn bức tường cứng nhắc là nỗi đau trong thân phận người tù cách mạng. TÌnh cảnh người tù cách mạng mới cay đắng làm sao! Không gian bí bích, tù túng đâu thể giúp cho khao khát trong người tù được vươn mình với trời cao. Bốn bức tường vang vọng chỉ tiếng: con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! Nỗi đau thêm nhân lên và lòng người thì thêm tuyệt vọng. Bức tranh tâm trạng uất ức, ngột ngạt của người tù cũng là nỗi lòng của mỗi người dân VIệt Nam thuở ấy, khao khát tự do, cống hiến vô ngần!
Câu cảm thán: in đậm
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK