Câu 1 bài thơ đc ra đời : sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi , đất nước thống nhất, lăng chủ tịch HCM cũng mới khánh thành, Viễn Phương ra thăm lăng Bác và đc sáng tác trong dịp đó(1976)
Tác giả dùng từ 'viếng' để thể hiện tấm lòng thành kính của tác giả đối vs người Cha già quá cố của nước Việt Nam
Câu 2Các bài thơ của Bác mang hình tượng ánh trăng như là Cảnh Khuya, Rằm Tháng Giêng.............
Câu 3 BPTT Nhân hóa
Trời xanh> hình ảnh của Bác
Câu 4
Khổ thơ đầu bài là khổ thơ mang nét đau buồn của tác giả khi nghĩ về Bác.Mặc dù chỉ biết Bác ' nằm trong giấc ngủ bình yên' mà sao trong lòng của tác giả lại 'đau nhói ở trong tim'.Cảm giác đau buồn của tác giả cũng chính là cảm xúc chung của mọi người dân trong nước.Tác giả dùng phép nhân hóa để nhấn mạnh thêm cái chết vĩnh hằng của Bác.Bác không mất đi mà chỉ nằm ngủ ' giữa vầng trăng sáng dịu hiền' thêm vào đó là những dòng tâm trạng buồn của tác giả khi nhớ đến Bác.Đọc qua bài này người đọc dường như bị lôi cuốn vào từng câu từng chữ trong bài này.Mỗi người dân sẽ luôn nhớ tới Bác- vị cha già của cả dân tộc Việt Nam
Cho mik xin ctrl hay nhất ạ.Thanks ^_^
1,
Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Viếng lăng Bác: Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào viếng thăm lăng Bác Hồ. Bài thơ được sáng tác trong thời gian đó và được in trong tập Như mây mùa xuân (1978)
Việc đặt từ viếng ở bên trong nhan đề, tác giả thể hiện sự thương xót vô hạn trước sự ra đi của Bác và sự kính trọng của một người con từ Nam ra thăm Bác chứa chan bao nỗi nhung nhớ, kính yêu dành cho vị cha già dân tộc
2,
Bài thơ Ngắm trăng
3,
Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ qua hình ảnh trời xanh. Tác giả sử dụng hình ảnh về thiên nhiên bất tử và vĩnh hằng đó là trời xanh để nói về Bác cùng với tất cả sự kính yêu, thương nhớ. Tác dụng: tăng sức gợi hình gợi cảm về sự vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh và niềm kính yêu của tác giả dành cho Bác. Nhà thơ vẫn tự nhủ rằng Bác vẫn luôn tồn tại cùng trời đất, cùng dân tộc và sự vĩ đại của Bác là mãi mãi trường tồn cùng những trang lịch sử hào hùng theo năm tháng của dân tộc.
4,
Những cảm xúc kính yêu của nhà thơ đối với vị cha già kính yêu của dân tộc khi vào trong lăng đã được nhà thơ Viễn Phương thể hiện ở những câu thơ vô cùng xúc động và đong đầy tình cảm của khổ thơ thứ ba. "Bác nằm trong giấc ngủ bình yên / Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền / Vẫn biết trời xanh là mãi mãi / Mà sao nghe nhói ở trong tim!" Câu thơ "Bác nằm trong giấc ngủ bình yên" gợi ra một khung cảnh bình yên mà vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu của dân tộc đã đi sâu vào giấc ngủ vĩnh hằng cùng trời đất. Cách nói giảm nói tránh của tác giả giúp cho người đọc cảm nhận được sự bình yên và bất tử cùng trời đất của Bác thay vì cái chết. Bác đã mãi mãi đi vào giấc ngủ bình yên, đi vào trời đất và tư tưởng của Người vẫn luôn làm ngọn đèn soi đường chỉ lối cho phương hướng của dân tộc VN. Hình ảnh "giữa một vầng trăng sáng dịu hiền" có hai cách hiểu. Một là hình ảnh tả thực cho ánh sáng bên trong lăng, hai là tác giả muốn biểu thị sự vĩnh hằng của Bác khi Bác ra đi và vẫn luôn đồng hành cùng với trời đất, những hình tượng thiên nhiên bất diệt như "trăng". Từ "dịu hiền" là một tính từ gợi khung cảnh bình yên trong lăng và tình cảm chân thành của nhà thơ khi chứng kiến khung cảnh trong lăng. Hình ảnh "trời xanh là mãi mãi" ở câu thơ thứ 3 gợi ra sự bất tử mãi mãi của Bác cùng với thiên nhiên, vũ trụ. Khi miêu tả Bác, nhà thơ sử dụng những hình ảnh thiên nhiên bất tử như "vầng trăng, trời xanh" để nói về Người cùng với tất cả sự kính yêu, thương nhớ. Tiếp theo, câu thơ "Mà sao nghe nhói ở trong tim!" như một lời cảm thán tiếc nuối, đau lòng của nhà thơ đối với sự ra đi của Bác. Dù nhà thơ đã tự nhủ rằng Bác vẫn luôn tồn tại cùng trời đất, cùng dân tộc nhưng sự ra đi của Bác vẫn là sự mất mát vô cùng lớn đối với người dân, giống như sự ra đi của một người cha vĩ đại trong gia đình dân tộc VN vậy.
** câu bị động được in đậm
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK