Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Câu 1
ptbđ: biểu cảm
Câu 2
nd: tình yêu tha thiết của tác giả dành cho quê hương, đất nước và non sông của mình cùng với đó là khát vọng được hy sinh, cống hiến hết mình cho tổ quốc, nhân dân và gia đình thân yêu trái mảnh đất này
Câu3
Biện pháp tu từ so sánh: "như máu thịt, như mẹ cha ta, như vợ như chồng"
Tác giả đã so sánh tình yêu tổ quốc của mình với tình yêu máu thịt, tình yêu mẹ cha, tình yêu vợ chồng. Tác dụng: diễn tả tình yêu tổ quốc bình dị, tha thiết, nồng nàn, chan chứa tình cảm của tác giả.
Biện pháp tu từ liệt kê và điệp ngữ "cho": "cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông"
Tác dụng: diễn tả được khát vọng cống hiến và khát vọng cống hiến, hy sinh cho tổ quốc của tác giả. Đó chính là khát vọng cống hiến cao đẹp của tác giả dành cho quê hương, đất nước và dân tộc của mình
Câu4
Trong thời kỷ đất nước đổi mới và phát triển khoa học công nghệ, đất nước vẫn luôn cần những nhân tài đóng góp và dựng xây phát triển đất nước. Và lực lượng nòng cốt trong công cuộc dựng xây đất nước đó chính là những thế hệ trẻ- thế hệ lãnh đạo và dựng xây đất nước bằng trí tuệ, trí thức và năng lực lãnh đạo tuyệt vời của mình. Thế hệ trẻ ngày này có những trách nhiệm nhất định đối với sự phát triển của đất nước, của quốc gia, của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Trách nhiệm đầu tiên chính là trách nhiệm yêu nước và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. Trong thời bình, truyền thống yêu nước được biểu hiện bằng việc phát huy năng lực và không ngừng thi đua phấn đấu tốt nhất trong công việc của mình. Nếu là học sinh thì truyền thống yêu nước được thể hiện bằng việc gắng sức học tập và không ngừng thi đua trong phong trào học tập và phong trào thi đua trong thanh thiếu niên Việt Nam. Trách nhiệm thứ hai chính là dựng xây và phát triển đất nước bằng việc đóng góp chất xám trong lĩnh vực của mình. Để hội nhập được với nền kinh tế thế giới, mọi công dân đều cần làm tốt trong công việc của bản thân mình. Ta có thể kể đến giáo sư Ngô Bảo Châu- một trong những thương hiệu toán học của Việt Nam và nhân tài làm rạng danh đất nước từ bao thập kỷ nay. Trách nhiệm cuối cùng đó chính là bảo tồn, gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Những nét văn hóa ấy sẽ giúp cho đất nước phát triển bền vững theo năm tháng. Và thế hệ trẻ cần gìn giữ, bảo tồn, phát triển và đem những giá trị tốt đẹp đó đi xa mãi mãi. Tóm lại, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước là vô cùng to lớn và mỗi người đều cần xác định để có thể sống một cuộc đời ý nghĩa hơn cho đất nước, dân tộc và gia đình
Câu 1:PTBĐ chính là:biểu cảm
Câu 2:Nội dung chính của văn bản:thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của tác giả
Câu 3:Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh"tổ quốc-yêu như máu thịt",điệp ngữ"ôi tổ quốc",liệt kê"mẹ cha,vợ,chồng"
-Tác dụng:nói lên tình yêu tổ quốc cao cả,nồng nàn dâng trào,sâu lắng,bộc lộ niềm tự hào,thiêng liêng về tổ quốc Việt Nam anh hùng.
Câu 4:Thông điệp mà em tâm đắc nhất là:ai cũng cần có lòng yêu nước.
->Vì:lòng yêu nước mới giúp ta có động lực,giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước, cộng đồng hay đơn giản nhất là đối với chính bản thân mình.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK