Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 phân tích 4 câu thơ đầu trong bài học hiểu...

phân tích 4 câu thơ đầu trong bài học hiểu của thanh kí câu hỏi 3165394 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

phân tích 4 câu thơ đầu trong bài học hiểu của thanh kí

Lời giải 1 :

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du: Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn của dân tộc. Sự nghiệp sáng tác của ông gồm những tác phẩm có giá trị cả chữ Hán và chữ Nôm.

- Giới thiệu về “Đọc Tiểu Thanh kí” (Độc Tiểu Thanh kí): Đọc Tiểu Thanh kí là một trong số những sáng tác bằng chữ Hán tiêu biểu của Nguyễn Du, thể hiện cảm xúc, suy tư của ông về số phận bất hạnh của người phụ nữ. Đồng thời, qua đó giúp chúng ta có cảm nhận sâu sắc về tấm lòng nhân đạo của ông.

II. Thân bài

1. Hai câu đề

- Hình ảnh thơ đối lập giữ quá khứ và hiện tại: Tây Hồ hoa uyển (vườn hoa bên Tây Hồ) – thành khư (gò hoang)

- Động từ “tẫn”: đến cùng, triệt để, hết

→ Câu thơ gợi ra một nghịch cảnh giữa quá khứ và hiện tại: Vườn hoa bên Tây Hồ nay đã thành bãi đất hoang rồi. Từ đó, gợi sự xót xa trước sự đổi thay, sự tàn phá của thời gian đối với cái đẹp.

- Cách sử dụng từ ngữ: độc điếu (một mình viếng) – nhất chỉ thư (một tập sách).

→ Nguyễn Du như muốn nhấn mạnh sự cô đơn nhưng cũng nhấn mạnh cả sự tương xứng trong cuộc gặp gỡ này. Một trạng thái cô đơn gặp một kiếp cô đơn bất hạnh

⇒ Hai câu thơ diễn tả tâm trạng của Nguyễn Du trước cảnh hoang tàn, đó cũng chính là nỗi niềm xót xa, tiếc nuối cho số phận của nàng Tiểu Thanh.

2. Hai câu thực

- Nghệ thuật hoán dụ:

+ Son phấn: tượng trưng cho vẻ đẹp, sắc đẹp của người phụ nữ

+ Văn chương: tượng trưng cho tài năng.

- Từ ngữ diễn tả cảm xúc: hận, vương

- “Chôn”, “đốt” là những động từ cụ thể hóa sự ghen ghét, sự vùi dập phũ phàng của người vợ cả đối với nàng Tiểu Thanh ⇒ thái độ của xã hội phong kiến không chấp nhận những con người tài sắc.

→ Triết lí về số phận con người trong xã hội phong kiến: tài hoa bạc mệnh, tài mệnh tương đố, hồng nhan đa truân…cái tài, cái đẹp thường bị vùi dập.

→ Hai câu thơ cực tả nỗi đau về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh đồng thời cũng là tấm lòng trân trọng, ngợi ca nhan sắc và đề cao tài năng trí tuệ của Tiểu Thanh; đồng thời có sức tố cáo mạnh mẽ.

3. Hai câu luận

- “Cổ kim hận sự”: mối hận xưa và nay, mối hận muôn đời, mối hận truyền kiếp. Đó chính là mối hận của những người tài hoa mà bạc mệnh.

- Thiên nan vấn: khó mà hỏi trời được.

→ Câu thơ mang tính khái quát cao. Nỗi hận kia không phải là nỗi hận của riêng nàng Tiểu Thanh, của Nguyễn Du mà của tất cả những người tài hoa trong xã hội phong kiến. Câu thơ thể hiện sự đau đớn phẫn uất cao độ trước một thực tế vô lí: người có sắc thì bất hạnh, nghệ sĩ có tài thường cô độc.

- Kì oan: nỗi oan lạ lùng

- Ngã: ta (từ chỉ bản thể cá nhân táo bạo so với thời đại Nguyễn Du sống). Nguyễn Du không đứng bên ngoài mà nhìn vào nữa mà giờ đây ông chủ động tìm sự tri âm với nàng, với những người tài hoa bạc mệnh.

⇒ Nguyễn Du không chỉ thương xót cho nàng Tiểu Thanh mà còn bàn ra tới nỗi hận của muôn người, muôn đời trong đó có bản thân nhà thơ. Qua đó, thể hiện sự cảm thông sâu sâu sắc đến độ “tri âm tri kỉ”

4. Hai câu kết

- Nghệ thuật: Câu hỏi tu từ. Nguyễn Du khóc nàng Tiểu Thanh và băn khoăn, khóc cho chính mình.

- “Khấp”: khóc. Tiếng khóc là dấu hiệu mãnh liệt nhất của tình cảm, cảm xúc thương thân mình, thân người trào lên mãnh liệt không kìm nén được. Ông không viết đơn thuần mà khóc cho Tiểu Thanh. Ông băn khoăn không biết hậu thế ai sẽ khóc ông.

→ Thể hiện nỗi cô đơn của nghệ sĩ lớn “Tiếng chim cô lẻ giữa trời thu khuya” (Xuân Diệu). Ông thấy mình lạc lõng ở hiện tại và đã tìm thấy được một người tri kỉ ở quá khứ nhưng vẫn mong ngóng một tấm lòng trong tương lai.

⇒ Tấm lòng nhân đạo mênh mông vượt qua mọi không gian và thời gian.

III. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản: Thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài có sắc trong xã hội phong kiến. Chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc trong sáng tác của Nguyễn Du

#huynhthin1733xpro

XIN HAY  NHẤT💖💖💖💕

Thảo luận

Lời giải 2 :

            Nguyễn Du là một cái tên mà nhắc đến thì ai cũng biết. Tên tuổi của ông thường gắn liền với Truyện Kiều thế nhưng ông còn nhiều sáng tác khác nữa. Có thể nói Nguyễn Du là một người có sự đồng cảm với những người phụ nữ đương thời. Chính vì thế những bài thơ của ông thường khóc cho số phận của những con người hồng nhan bạc mệnh. Ngoài Kiều ra thì chúng ta còn thấy Nguyễn Du khóc thương cho nàng tiểu Thanh đời nhà Minh qua tác phẩm độc tiểu thanh ký. Qua bài thơ Nguyễn Du thể hiện sự thương cảm cho những con người tài sắc nhưng bạc mệnh. Đồng thời qua đó ông thể hiện sự day dứt trăn trở cho số phận những người có tài trong đó có chính bản thân ông.

            Cảnh Hồ Tây gắn liền với những với giai thoại về nàng Tiểu Thanh tài sắc vẹn toàn, sống vào đầu đời nhà Minh. Vì hoàn cảnh éo le, nàng phải làm vợ lẽ một thương gia giàu có ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Vợ cả ghen, bắt nàng ở trong ngôi nhà xây biệt lập trên núi Cô Sơn. Nàng có làm một tập thơ ghi lại tâm trạng đau khổ của mình. ít lâu sau, Tiểu Thanh buồn mà chết, giữa lúc tuổi vừa mười tám. Nàng chết rồi, vợ cả vẫn ghen, đem đốt tập thơ của nàng, may còn sót một số bài được người đời chép lại đặt tên là Phần dư (đốt còn sót lại) và thuật luôn câu chuyện bạc phận của nàng.

            Mở đầu bài thơ tác giả dựng lên một hình ảnh Hồ Tây đầy những u ám, nó không đẹp phảng phất ngây ngất nữa mà nó mang một nỗi niềm oan ức của người con gái đa tài có nhan sắc kia:

“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư. ”

(Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn)

            Nhắc đến Tây Hồ người ta thường nghĩ đến những cảnh đẹp thế nhưng ở đây Nguyễn Du lại nói là gò hoang. Có thể nói ở đây ngày xưa đúng là một cảnh đẹp thật đấy nhưng giờ đây thì không. Nó chỉ còn lại một gò hoang vu mà thôi. ở nơi ấy nàng Tiểu Thanh đã mất đi và chính sự mất đi ấy đã làm cho cảnh vật nơi đây âm u tràn trong những uất ức mà cô phải chịu. Nó không còn đẹp nữa giống như người con gái ấy không còn nữa. Tây Hồ thành gò hoang cũng như cô ấy đã ra đi và giờ đây chỉ còn là một nắm xương khô mà thôi. Hai chữ “thổn thức” như gợi lên bao đau đớn buồn thương của người con gái ấy. Tiếng lòng Tiểu Thanh hay chính là tiếng lòng của Nguyễn Du. Ở đây có một sự đồng điệu về nhân vật và tác giả. Họ cùng chung một sự nghiệp văn chương cho nên trước sư ra đi của người tài giỏi Nguyễn Du đồng điệu tâm hồn mình.

            Đến hai câu thơ sau chúng ta lại thấy được những linh hồn của cô nàng tài sắc ấy vẫn còn vấn vương trên cõi trần, vẫn ở đâu đó khiến cho nhà thơ cảm nhận được:

“Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư:”

(Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương)

            Son phấn ở đây chỉ nhằm nói đến Tiểu Thanh, son phấn để chỉ người phụ nữ bởi nó là một vật trang điểm khiến cho nhan sắc của những người phụ nữ thêm phần lộng lẫy và xinh đẹp hơn. Tác giả như cảm nhận thấy được cái thần thái của người con gái ấy vẫn còn đâu đây mặc dù bị chôn đi nhưng mà nỗi hận vẫn còn. Chính nhà thơ dùng tâm hồn đồng điệu của mình để cảm nhận được điều đó. Và chính cái chết ấy đã mang đi sự nghiệp văn chương của cô. Vốn dĩ nó còn được phát triển nữa nhưng thật sự không thể được vì cái người làm ra nó vì xinh đẹp mà bị giết hại. Có thể nói nhan sắc kia đã làm cho văn chương bị liên lụy. Thế nhưng những tác phẩm văn chương của nàng tiểu Thanh ấy dù bị đốt đi nhưng hãy còn vương. Văn chương đâu có mệnh có linh hồn vậy mà ở đây lại có. Tất cả để nói lên rằng linh hồn của tiểu Thanh.

            Nhà thơ tiếp tục bày tỏ nỗi lòng mình với nàng Tiểu Thanh tài sắc trong hai câu thơ tiếp. có thể nói rằng những câu thơ như càng ngày càng thấm đẫm sự thương xót người xưa của nhà thơ. Từ đó ta thấy được nhà thơ đang như “thương người như thể thương thân” vậy:

“Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kì oan ngã tự cư.

(Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang. )”

            Nỗi hận của nàng Tiểu Thanh là một nỗi hận kim cổ, câu thơ chứa đựng biết bao nhiêu tuyệt vọng. Không những thế Nguyên Du đã nâng nỗi hận của Tiểu Thanh thành nỗi hận của đời này truyền sang đời khác. Cái chết oan ức của Tiểu Thanh không thể hết oan ức được. Phong vận ở câu thơ thứ sáu không có nghĩa là sự phong lưu về vật chất mà là sự phong lưu về tinh thần, Nói cách khác là chỉ cái tâm, cái tài của những kẻ tài hoa. Con người tài hoa là tinh túy của trời đất, vậy mà sao số phận họ lại nhiều vất vả, truân chuyên đến vậy? đúng là:

“Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần”

            Càng thương tiếc Tiểu Thanh bao nhiêu thì Nguyễn Du lại nghĩ đến bản thân mình bấy nhiêu:

“Bất tri tam bách dư niên hậu, .
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”

(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng ?)

            Nhà thơ lo lắng cho bản thân mình trước sự trôi chảy của cuộc đời. Rồi mai này Nguyễn Du cũng mất đi nhưng không biết rằng có ai khóc Tố Như không. Câu hỏi cất lên mang đầy sự trăn trở về số phận mình. Ba trăm năm con số ấy là rất dài nhưng đến ngày nay thì người ta đã nhớ đến Nguyễn Du rất nhiều rồi.

            Qua đây ta thấy được sự thương cảm xót xa đồng điệu của những con người tài hoa bạc mệnh với nhau. Nguyễn Du quả thật là một nhà văn của người phụ nữ, ông không những có một tác phẩm về cuộc đời nàng Kiều mà ông còn thương cảm với nàng Tiểu Thanh bên Trung Quốc. Tóm lại nhà thơ viết lên bài thơ này một mặc để bày tỏ sự thương tiếc với người tài hoa nhưng bạc mệnh lại vừa thể hiện sự trăn trở về số phận của bản thân mình.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK