Câu 1: Phân biệt
* Câu ghép: Câu ghép thường có hai vế câu . Các câu ghép bắt buộc phải có hai cụm chủ - vị trở lên . Mỗi cụm – chủ vị là một vế câu.
* Câu mở rộng: Là câu có từ hai kết cấu chủ vị trở lên,trong đó chỉ có một kết cấu chủ vị làm nòng cốt câu,các kết cấu chủ vị còn lại giữ vai trò thành phần nào đó bên trong nòng cốt câu.
* Câu rút gọn: Là loại câu có thể lược bỏ một số thành phần của câu. Làm cho câu ngắn gọn, thông tin nhanh, tranh lặp từ; ngụ ý hành động, đặc điểm là của chung mọi người
* Câu đặc biệt: Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. Dùng để xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc; Liệt kê thông báo về sự tông tại cảu sự vật, hiện tượng; Bộc lộ cảm xúc; Gọi đáp.
Câu 2:
* Các mối quan hệ trong câu ghép và VD là:
- Quan hệ nguyên nhân-hệ quả. Vd: Vì trời mưa lớn nên tôi đi học trễ.
- Quan hệ điều kiện (giả thuyết). Vd: Nếu như mà hôm qua tôi chăm chỉ học bài thì đã hoàn thành tốt được bài thi rồi.
- Quan hệ tương phản. Vd: Tuy rằng trời đông lạnh giá nhưng cô bé vẫn ngồi ở ngoài đường bán diêm.
- Quan hệ tăng tiến. Vd: Chúng ta càng học nhiều thì chúng ta càng có nhiều kiến thức.
- Quan hệ lựa chọn. Vd: Hoặc là hi sinh đến phút cuối cùng, hoặc là bỏ mặc những người dân vô tội.
- Quan hệ bổ sung. Vd: Không những cô ấy học giỏi mà còn chăm chỉ, siêng năng nhất lớp.
- Quan hệ tiếp nối. Vd: Tôi vừa về đến nhà, trời cũng đổ cơn mưa to.
- Quan hệ đồng thời. Vd: Trong khi chị Dậu đang vất vả kiếm tiền đóng thuế sưu thì anh Dậu bị lôi ra đình đánh một cách thậm tệ.
- Quan hệ giải thích. Vd: Tôi được danh hiệu học sinh giỏi bởi vì hằng ngày tôi chăm chỉ học bài.
- Quan hệ liệt kê. Vd: Người em thì chăm chỉ, hiền lành còn người anh thì tham lam, lười biếng.
- Quan hệ đối chiếu. Vd: Cậu em là công nhân còn mẹ em là bác sĩ.
- Quan hệ nhượng bộ. Vd: Tuy hôm nay tôi dậy muộn nhưng tôi vẫn đi đến trường đúng giờ.
Câu 3: Phân biệt câu cảm thán và thành phần cảm thán:
* Giống nhau: đều được sử dụng để bộc lộ cảm xúc của người và thường có những từ nhận biết giống nhau.
* Khác nhau:
- Thành phần cảm thán bộc lộ tâm lý của người nói đối với sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu.
- Câu cảm thán bộc lộ trạng thái của người nói đối với sự vật, hiện tượng nói trong câu.
- Câu cảm thán cuối câu thường có dấu chấm còn thành phần cảm thán cuối câu thì ko có dấu chấm mà thường là dấu chấm than.
[ xin ctlhn và vote 5* ạ ]
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK