Bằng giọng văn đầy kiêu hãnh, ngòi bút điêu luyện của tác giả Nguyễn Trãi, Nước Đại Việt ta hiện lên như một áng văn tràn đầy sự tự hào, tự tôn dân tộc. Nước Đại Việt ta trích trong Bình Ngô Đại Cáo, được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ soạn thảo năm 1948, sau khi quân ta đại thắng, diệt và làm tan ra 15 vạn viện binh, buộc vương thông phải đầu hàng, rút quân về nước. ''Núi sông bờ cõi đã chia. Phong tục Bắc Nam cũng khác” 2 câu thơ trên mang ý nghĩa hiển nhiên rằng đất nước ta là một vùng lãnh thổ có độc lập chủ quyền, không ai có thể xâm phạm. Những áng thơ hiện lên đầy kiêu hãnh , tự hào khi nói về mảnh đất hình chữ S- nơi đã được biết bao thế hệ bảo vệ, gây dựng và vun đắp:“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập - Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương”.Tác giả đã sử dụng biện pháp liệt kê và phép đối để khẳng định các triều đại “Triệu, Đinh, Lí, Trần” của nước ta không thua kém gì các triều đại” Hán, Đường, Tống, Nguyên” của Phương Bắc. Nước ta có một nền văn hiến, là một đất nước có chủ quyền từ lâu đời:”Như nước Đại Việt ta từ trước. Vốn xưng nền văn hiến đã lâu” . Vì vậy, không ai có thể xâm phạm. Qua việc sử dụng các từ có ý nghĩa hiển nhiên như “vốn”, “cũng khác”, “bao đời”, tác giả đã dứt khoát khẳng định sự riêng biệt, độc lập hoàn toàn trong nếp sống, văn hóa, lịch sử so với những nơi khác. Đây là bước phát triển rất tiến bộ của Nguyễn Trãi so với bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên là “Nam Quốc Sơn Hà”, mang tính dân chủ, khái quát hơn. Qua đoạn văn trên, chúng ta không thấy được lòng tự hào, tự tôn dân tộc mãnh liệt của tác giả Nguyễn Trãi và khẳng định rằng "Nước đại việt ta " là áng văn tràn đầy niềm tự hào dân tộcx.
chú thích
câu ghép: gạch chân
phép nối: in đậm( vì vậy)
Nước Đại Việt ta là một áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Thật vậy, em hoàn toàn đồng tình với quan điểm này. Bài cáo được mở đầu bằng một tư tưởng nhân nghĩa có ảnh hưởng sâu sắc từ Nho giáo. Khái niệm nhân nghĩa theo tác giả chính là tư tưởng, hành động vì con người, đấu tranh cho lẽ phải để bảo vệ cho đời sống của con người. Đời sống nhân dân no ấm, hạnh phúc thì đất nước mới có thể phát triển bền vững được. Vì vậy, những người đứng đầu đất nước phải lo việc yên dân, trừ bạo, dẹp yên được bọn xâm lược và cả bè lũ tay sai của chúng ở trong nước để bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Từ đó, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chính là muốn yên ổn dân chúng thì phải dẹp được bạo loạn và những thế lực làm cho dân khổ. Tiếp theo, văn bản "Nước Đại Việt ta" của tác giả Nguyễn Trãi đã khẳng định được chân lý về nền độc lập vĩnh cửu trường tồn của dân tộc Đại Việt. Vì thế, những yếu tố mà tác giả đưa ra như những bằng chứng hùng hồn và thuyết phục về nền độc lập bất khả xâm phạm của dân tộc Đại Việt đó là: có nền văn hiến từ lâu đời, có anh hùng hào kiệt, có các triều đại phong kiến sánh ngang với các triều đại Trung Quốc, có phong tục tập quán, có núi sông phân định rõ ràng. Phải chăng việc đưa ra những dẫn chứng, thuyết phục ấy đã làm cho văn bản Nước Đại Việt ta trở thành áng thiên cổ hùng văn có sức sống tồn tại lâu đời và được mệnh danh là Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của lịch sử Việt Nam? Trong đó, theo em, bằng chứng về anh hùng hào kiệt là quan trọng nhất làm nên nền độc lập vĩnh cửu trường tồn của dân tộc ta. Chính bao thế hệ cha anh kiên cường, dũng cảm đã không tiếc hy sinh để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Bằng giọng văn đanh thép hào hùng, Nguyễn Trãi đã không những truyền được lòng tự hào dân tộc sánh ngang với các triều đại xâm lược mà tác giả còn khẳng định được chủ quyền độc lập của dân tộc Đại Việt. Tiếp nối với Sông núi nước Nam thì văn bản Nước Đại Việt ta của tác giả Nguyễn Trãi chính là văn bản khẳng định được chân lý về nền độc lập bất khả xâm phạm đầy tự hào của dân tộc ta như vậy. Nhờ những bằng chứng sắc sảo mà bài cáo đã được ví như Bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, khẳng định việc xâm lược của triều đại Trung Hoa là sai trái. Tóm lại, Nước Đại Việt ta chính là một áng thiên cổ hùng văn ngập tràn lòng tự hào dân tộc và tư tưởng nhân nghĩa sâu sắc đáng quý.
*** câu ghép được in đậm
Bằng giọng văn đanh thép hào hùng, Nguyễn Trãi / đã không những
CN1 VN1
truyền được lòng tự hào dân tộc sánh ngang với các triều đại xâm
lược mà tác giả / còn khẳng định được chủ quyền độc lập của dân tộc Đại Việt.
CN2 VN2
** Từ thể hiện phép nối được in đậm "Vì thế"
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK