Bài tập 1:
Qua văn bản "Tức nước vỡ bờ" trích Tắt đèn của tác giả Ngô Tất Tố, em nhận thấy Chị Dậu là một người vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống mãnh liệt, chị đã thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn cả người phụ nữ nông dân trong xã hội phong kiến xuyên suốt cả văn bản. Lúc đầu chị Dậu yêu thương chồng, thương con, tảo tần. Dù bị cai lệ đánh, mắng một cách thậm tệ thì chị vẫn cương quyết bảo vệ cho chồng con. Cho đến khi cai lệ đến trói anh Dậu thì sự phản kháng của chị Dậu trỗi dậy do uất ức, phẫn nộ, căm tức không thể nhịn được, nên đã cương quyết phản kháng. Hành động của chị thể hiện được tiêu đề của bài văn "Tức nước vỡ bờ".
Bài tập 2:
- Giống nhau:
+ Cả hai đều độc ác, thô bạo, hung hãn, chỉ biết thét, quát, hầm hè với kẻ yếu hơn mình.
+ Đều là những tên tay sai vô danh, mạt hạng nhưng lại hống hách, tàn bạo dám làm những chuyện bất nhân, nhân danh "nhà nước", "phép nước".
- Khác nhau:
+ Cai lệ là người hết sức độc ác, tàn bạo không có tính người, dù đánh, mắng người nhà chị Dậu thì cũng vẫn hết sức ngạo mạn, không sợ gì.
+ Người nhà lí trưởng tuy độc ác nhưng chỉ là kẻ "gió chiều nào theo chiều ấy", nhát gan, không dám làm những hành động đánh người như tên cai lệ.
Bài tập 3:
- Nhận xét về sự thay đổi cách thức xưng hô của chị Dậu với tên cai lệ qua văn bản, có thể thấy:
+ Ban đầu, chị Dậu xưng cháu - ông vì quá lo sợ tên cai lệ và người nhà lí trưởng khi đến quá hung hãn, quyết bắt trói anh Dậu. Vì thế, chị phải lễ phép van xin, xưng cháu - ông với tên cai lệ. Chị không dám phản kháng vì tên lệ này mang danh là "người của nhà nước" còn anh Dậu thì chưa nộp tiền sưu nên là kẻ mang tội. Hơn nữa, còn tránh những hậu quả sau này nếu chị phản kháng.
+ Đến lúc tên cai lệ hung dữ đáp lại chị một cách không thương tiếc, chị van tha thì kết quả lại bị cai lệ đánh, cai lệ không quan tâm cứ nhất quyết đòi trói anh Dậu. Lúc này chị đã tức không thể chịu được, nên đã liều mạng cự lại. Lúc này chị không xưng cháu - ông nữa mà xưng là tôi - ông thể hiện được sự ngang hàng trong cuộc nói chuyện nhưng vẫn còn một chút sự sợ hãi.
+ Cuối cùng, khi tên cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh "bốp", sau đó hắn nhảy vào cạnh anh Dậu thì sự sợ hãi còn sót lại cuối cùng trong người chị đã biến mất thay vào đó chỉ là sự uất ức, phẫn nộ được bộc lộ một cách rõ ràng. Chị không còn xưng tôi - ông nữa mà là bà - mày. Cách xưng hô này không phải là một kẻ cúi đầu van xin, hay là sự ngang hàng trong cuộc trò chuyện, mà là của một người chà đạp kẻ thù của bản thân dưới bàn chân, thể hiện uy lực không hề nhỏ, áp chế hoàn toàn đối phương.
- Cách thay đổi xưng hô của chị Dậu trong văn bản được thể hiện rất nhanh và hợp lí theo tâm lí của nhân vật, vừa cho thấy cái chân lí lớn lao của hiện thực: "tức nước vỡ bờ".
- Chứng minh sự "võ bờ:
+ Thoạt đầu, chị không dám chống lại tên cai lệ mang danh "người của nhà nước", dù vậy chị cũng ko dám "bỏ bễ tiền sưu của nhà nước". Chị đã xoay sở hết mọi thứ để có thể nộp đủ sưu thuế, còn phải rứt ruột bán đứa con gái mới 7 tuổi để có tiền nộp sưu thế nhưng tưởng rằng có thể nộp đủ cho nhà nước nào ngờ chị phải nộp cả sưu thuế cho đứa em chồng chết từ năm ngoái, làm chị gần như rơi vào đường cùng, biến thành kẻ thiếu sưu. Thêm vào đó, khi nhìn thấy anh Dậu "rũ rượi như cái xác chết" chị lại càng thêm đau đớn. Khi tên cai lệ đến đòi sưu, thì chị đã "run run", "thiết tha" van xin hắn cho khất nhưng hắn vẫn không thèm nghe chị, đáp lại chị một cách phũ phàng, đánh chị một cách tàn nhẫn rồi cứ thế đến trói anh Dậu. Giữa lúc tính mạng anh Dậu đang treo ở "bờ vực sự sống và cái chết" thì chị đã quyết không nhẫn nhịn nữa, liều mạng cự lại.
+ Ta cần chú ý, ban đầu chị cũng chỉ dám sử dụng lí lẽ để cự lại, dùng cái sự tối thiểu của một con người: "không được hành hạ người đau ốm". Thế nhưng tên cai lệ ấy, kẻ lòng lang dạ thú không thèm nghe mà hơn nữa còn tát đánh "bốp" chị và thế cứ xông tới chỗ anh Dậu. Lúc ấy, sự uất ức, phẫn nộ đã "dồn lại thành đống", bỗng vụt đứng dậy, ra tay với tên cai lệ với hai 2 bọn tay sai.
- Chỉ với những dòng ngắn ngủi đã thể hiện được sự cùng đường không thể nào thoát ra của chị Dậu, buộc phải hành động như thế, không thể tránh. Với sự tàn bạo độc ác của bọn thống trị đã khiến chị Dậu từ một người dịu dàng, giàu tình cảm, luôn mong muốn cuộc sống bình yên nhưng lại không có được trở thành một người "ngỗ nghịch", "đối đầu" với bọn chúng. Nên sự "vỡ bờ"(hành động liều mạng chống trả của chị Dậu) là điều hiển nhiên. Thêm vào đó, phản ánh được cái chân lí lớn lao của thực tế: "tức nước vỡ bờ".
#chúc bạn học tốt :))
vote 5 sao và ctlhn nhé
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK