Phần I:1.Quê hương
-tác giả:Tế Hanh
-hoàn cảnh sáng tác:Bài thơ"Quê hương"được viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương-một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập"Nghẹn ngào"(1939) và sau đó được in trong tập"Hoa niên"(1945)
-Thể loại:Thơ mới
-PTBĐ:biểu cảm
-NỘI DUNG:vẽ ra một bức tranh khung cảnh thiên nhiên tươi sáng,sinh động về một làng quê miền biển.Đồng thời làm nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
2.Khi con tu hú
-tác giả:Tố Hữu
-Hoàn cảnh sáng tác:Bài thơ"Khi con tu hú"được sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ,khi tác giả mới bị bắt giam.Lúc đó là tháng 7/1939(lúc đó ông 19 tuổi)và được in trong tập "Từ ấy"
-Thể loại:Thơ ca Cách mạng
-PTBĐ:biểu cảm
-NỘI DUNG:Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên,niềm tin yêu cuộc sống thiết tha và sự khao khát tự do cháy bỏng mãnh liệt của người chiến sĩ trong cảnh tù đầy.
3.Tức cảnh Pác Bó
-tác giả:Hồ Chí Minh
-hoàn cảnh sáng tác:Bài thơ"Tức cảnh Pác Bó"sáng tác vào tháng 2/1941,khi Bác sống và làm việc tại hang Pác Bó(Cao Bằng)
-Thể loại:thơ ca Cách mạng
-PTBĐ:biểu cảm
-NỘI DUNG:Bài thơ nói về cảnh sinh hoạt hằng ngày của Bác trong hang Pác Bó.Qua đó,thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng gian khổ.
4.Nước Đại Việt ta(Bình Ngô đại cáo)
-tác giả:Nguyễn Trãi
-hoàn cảnh sáng tác:Bài"Bình ngô đại cáo"do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ(Lê Lợi)soạn thảo là bài báo cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập,được công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi(tức đầu năm 1428).
-Thể loại:thể cáo(văn nghị luận cổ)
-PTBĐ:nghị luận
-NỘI DUNG:Đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử…bất kì hành động xâm lước trái đạo lí nào của kẻ thù đều sẽ phải chịu một kết cục thất bại
5.Hịch tướng sĩ
-tác giả:Trần Quốc Tuấn
-Hoàn cảnh sáng tác:Được viết vào khoảng thời gian trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai (1285): Khi giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ hai, lúc này quân giặc rất mạnh muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân, vì vậy Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc.
-Thể loại:thể Hịch
-PTBĐ:nghị luận
-NỘI DUNG:Bài"Hịch tướng sĩ"phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, thể hiện lòng căm thù giặc và ý chí quyết thắng.
Phần II
a)Câu nghi vấn:là câu có những từ nghi vấn(ai,gì,sao,tại sao,..)hoặc có từ hay(nối các vế có quan hệ lựa chọn).Chức năng chính dùng để hỏi
vd:1.Bác ăn cơm rồi à?
2.U đã đỡ đau chân chưa?
3.Món quà này đẹp nhỉ?
b)Câu cầu khiến:là câu có những từ cầu khiến như:hãy,đừng,chớ,..đi,thôi.nào,...hay ngữ điệu cầu khiến;dùng để ra lệnh,yêu cầu,đề nghị,khuyên bảo,..
vd:1.Xin anh đừng làm mẹ khóc!
2.Đóng cửa lại!
3.Hãy yên lặng nào!
c)Câu cảm thán:là câu có những từ ngữ cảm thán như:ôi,than ôi,hỡi ơi,chao ơi(ôi);thay,biết bao;...dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xú của người nói(người viết)
vd:1.Ôi thật tuyệt vời!
2.Cuộc sống khổ cực biết chừng nào.
3.Trời ơi,cái gì thế này?
d)Câu trần thuật:là câu ko có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn,cầu khiến,cảm thán;thường dùng để kể,thông báo,nhận định,miêu tả.Ngoài những chức năng trên,câu trần thuật còn dùng để yêu cầu,đề nghị,hay bộc lộ tình cảm,cảm xúc.
vd:1.Trên cánh đồng, lúa ra chín đều.
2.Trời đang mưa to, kèm theo cả sấm sét.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK