* Bạn tham khảo :
- Thiếu 2 bức nữa ạ !
@heliphan02
PHÂN TÍCH TRUYỆN NGẮN “LẶNG LẼ SA PA”
Mở bài:
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào có vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”
Những câu thơ của Tố Hữu cứ vang lên trong tâm hồn chúng ta sau khi dòng chữ cuối cùng trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” vừa khép lại. hình ảnh anh thanh niên và những nhân vật trong tác phẩm đã để lại trong tâm hồn người đọc niềm mến yêu trân trọng vì họ đã biết “cho” nhiều hơn “nhận” trong cuộc sống. Truyện ngắn này được Nguyễn Thành Long viết vào mùa hè năm 1970, trong một dịp ông đến Sa Pa. Tại sao ông đã đạt được những thành công về mặt nội dung và nghệ thuật qua tác phẩm này như thế? Phải chăng đó là nhờ ở phong cách viết truyện ngắn giàu chất thơ và quan niệm sống cao đẹp mà ông đã gửi gắm vào trong từng nhân vật.
Thân bài:
Giới thiệu chung:
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được Nguyễn Thành Long viết vào mùa hè năm 1970, trong dịp ông cùng với một người bạn quyết định đến nghỉ mát ở Sa Pa, ông may mắn bắt gặp một câu chuyện về người thanh niên công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Bằng sự nhạy cảm của nghề nghiệp, nhà văn đã nắm lấy chất liệu thực tế ấy rồi bồi đắp thêm với sự tưởng tượng và thổi vào đó những suy nghĩ của mình làm thành một truyện ngắn hay. sau nhiều lần sửa chữa cho phù hợp, năm 1972, ông cho in trong tập “Giữa trong xanh”.
Câu chuyện xoay quanh cuộc gặp gỡ ngắn ngủi trong vòng 30 phút giữa những người chưa hề quen biết nhau, mỗi người đều không có tên riêng nhưng họ đã gặp nhau ở một quan niệm sống đẹp đẽ và sự trong trẻo của tâm hồn. Họ chia tay nhau sau cuộc gặp gỡ thú vị ấy và đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp, khó phai mờ về nhau.
Phân tích:
Nhân vật anh thanh niên:
Câu chuyện gốm bốn nhân vật, họ thuộc hai thế hệ già - trẻ, nghề nghiệp khác nhau nhưng có nhiều điểm rất gần gũi mà trước hết là những nét đẹp trong suy nghĩ và trong quan điểm sống. Nhân vật nổi bật và được xem là nhân vật chính tuy không xuất hiện ngay từ đầu chính là anh thanh niên. Theo sự giới thiệu của bác lái xe và sự nhận biết của nhân vật họa sĩ, anh thanh niên là người có một hoàn cảnh sống và làm việc rất đặc biệt: sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao trên 2600 mét, quanh năm chỉ có cây cỏ và mây mù giá rét. Người thanh niên 27 tuổi đời, 4 tuổi nghề ấy vẫn sống một mình và làm việc với một niềm say mê nghề nghiệp, say mê khoa học. Anh đo gió, đo mưa, đo sự chấn động của địa cầu, anh làm việc quên ngày đêm. Biết bao khó khăn trong cuộc sống và những thách thức khác, kể cả sự cô độc nhưng anh đã vượt qua. Điều gì đã giúp anh vượt qua được hoàn cảnh khó khăn ấy?
Trước hết, đó là ý thức trách nhiệm và tình yêu của anh đối với công việc. Anh gắn bó với công việc như nó là một người bạn, nó cũng còn là nhu cầu. Trong câu chuyện với họa sĩ già, anh đã nói: “Công việc vất vả thế nhưng nếu cất nó đi thì cháu sẽ buồn đến chết mất”. Anh làm việc với một tinh thần trách nhiệm và ý thức tự giác cao bởi vì anh hiểu rằng những công việc thầm lặng anh đang làm ở đây nó sẽ liên quan tới thành bại trong công việc của biết bao nhiêu anh em đồng chí dưới kia. Cho nên dẫu sống một mình không có ai nhắc nhở nhưng anh rất tự giác và chính xác trong mỗi hành động của mình. Giữa cái lặng lẽo và lặng yên đầy đe dọa của núi rừng Sa Pa về đêm, anh vẫn thức dậy lúc một giờ sáng để đi “ốp”. Anh đã nói với ông họa sĩ: “Rét, bác ạ, nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi… Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào xô tới”. Gian khổ như thế ấy, nhưng anh đã vượt qua chính mình để hoàn thành công việc theo thời gian biểu thật sít sao. Anh thanh niên còn có một nét đẹp trong tính cách là anh có những suy nghĩ sâu sắc về công việc và cuộc sống, Bác lái xe đã giới thiệu với hai người khách rằng anh là người cô độc nhất thế gian và anh rất “thèm người” nhưng anh tự nhận rằng anh không hề cô độc bởi vì “khi ta làm việc thì ta với công việc là đôi.” Còn khi nói về nỗi “thèm người” như cách nói của bác lái xe thì anh đã khẳng định: “Người thì ai chả thèm hả bác? Mình sinh ra là gì? Mình vì ai mà làm việc?” Anh đã cho rằng nỗi nhớ người đó ấy chính là nỗi khát khao có một mối liên hệ gắn bó với cuộc sống, với xã hội, con người chứ không phải là nỗi nhớ phồn hoa đô thị. Trong cuộc sống riêng, một mình lẻ loi giữa Sa Pa, anh thanh niên không hề cảm thấy mình cô độc vì anh còn một nguồn an ủi là sách, Anh cố xây dựng cho mình một tủ sách để trò chuyện như là trò chuyện với những người bạn thầm lặng mà thật chân thành.
Ngoài ra anh còn biết tổ chức cuộc sống của mình thật ngăn nắp và chủ động. Anh trồng rau, trồng hoa, nuôi gà sau mỗi giờ làm việc và anh cũng có một mối giao tình thân thiết với bác lái xe. Những cuộc gặp gỡ tuy ít ỏi, thưa thớt nhưng rất thân tình vì tâm hồn anh có một cái đáng mến là sự cởi mở, nỗi khao khát được chuyện trò với người khác. Bên cạnh đó, anh còn có một đời sống nội tâm vô cùng phong phú, anh luôn khiêm tốn và ân cần đối với mọi người. Thái độ khiêm tốn của anh càng làm cho nhân cách thêm đáng trân trọng. Khi ọa sĩ bắt đầu phác họa những nét ký họa về anh thì anh đã khiêm tốn ngăn lại và giới thiệu những người xứng đáng được vẽ hơn. Anh nghe vợ bác lái xe vừa ốm dậy liền tìm đào củ tam thất gửi tặng để bác ngâm rượu uống. Khi hai người khách mới quen đến nhà chơi, anh cắt một bó hoa thật to để tặng cô gái và khi từ giã, anh còn tặng cho họ cả một làn trứng để mang theo trong cuộc hành trình. Anh quả là một con người hồn nhiên, trong sáng và tượng trưng cho những ước mơ được cống hiến trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Anh thanh niên đi vào tâm hồn người đọc nhẹ nhàng và lắng đọng ở đó một ấn tượng đáng yêu.
Các nhân vật phụ
Bên cạnh anh thanh niên như một tâm điểm nổi bật trong tác phẩm, ta còn bắt gặp những nhân vật khác như bác lái xe, ông họa sĩ già và cô kỹ sư trẻ mới ra trường.Tất cả hiện ra dưới ngòi bút của nhà văn không chỉ làm rõ nét thêm cho nhân vật chính mà còn làm phong phú và sâu hơn cho chủ đề chính của truyện. Trước hết, nhân vật người họa sĩ già được khắc họa bằng những nét sâu đậm như chính tác giả đã hòa nhập vào cách nhìn, nhập vào tâm trạng để bày tỏ những suy nghĩ, quan niệm của mình. Họa sĩ là người từng trải, có một lòng say mê nghệ thuật, nhạy cảm và sành tâm lý. Còn cô kỹ sư trẻ mới ra trường một một hình ảnh được nhà văn đưa vào làm cho câu chuyện giày thêm chất suy tư, sâu lắng. Vừa bước ra khỏi giảng đường đại học, tâm hồn cô còn bỡ ngỡ trước những điều bất ngờ và mới mẻ. Trong cuộc gặp gỡ thú vị này cô càng thêm vững tin hơn trên con đường mình đã chọn và nhẹ nhàng hơn khi từng bỏ lỡ mối tình nhạt nhẽo. Cuối cùng, nhân vật trung gian của cuộc gặp gỡ là bác lái xe. Bác đã từng đi về trên con đường này mấy chục năm, là một người vui tính, cởi mở và luôn đem niềm vui đến cho người khác. Ngoài ra, còn có những nhân vật được nhắc tới một cách gián tiếp như anh kỹ sư nông nghiệp quanh năm suốt tháng tận tụy với cây su hào, anh cán bộ làm bản đồ sét suốt 11 năm không dám ra khỏi cơ quan vì sợ khi sét đánh đến mình không có mặt.Họ là những con người chịu nhận thiệt thòi cho mình, sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp chung.
Bức tranh thiên nhiên
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là một bức tranh thiên nhiên tươi tắn, rực rỡ. Những nét cảnh sắc núi rừng hiện lên qua ngòi bút tài hoa và tâm hồn nhạy cảm của Nguyễn Thành Long. Từ những vòm cây lấp lánh ánh nắng ban trưa ở núi đèo như giát bạc cho đến “mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe”. Tất cả đều như được nhà văn thổi vào đó một linh hồn, mỗi nét cảnh vật là một sự gửi gắm tình cảm sâu lắng của tác giả làm cho Sa Pa không lặng lẽ mà nồng nàn sức sống, nồng nàn nhịp thở của tuổi trẻ đang căng chứa nhiệt tình và tài năng trong nỗi khát khao làm đẹp cuộc đời. Mỗi bông hoa dưới nắng trưa càng rực rỡ hơn, màu xanh của những búp cây càng xanh hơn hòa trong những cung bậc màu xanh của núi rừng.
Giá trị nghệ thuật:
“Lặng lẽ Sa Pa” có một cốt truyện thật đơn giản với cách miêu tả thiên nhiên sinh động, tươi tắn và cách xây dựng nhân vật đặc sắc. Nhà văn đã làm cho cảnh vật lung linh hơn, đẹp đẽ hơn vì những con người hiện lên giữa cảnh sắc thiên nhiên ấy rất đáng để chúng ta trân trọng. Đặc biệt, ngòi bút Nguyễn Thành Long đã xây dựng tính cách nhân vật từ cái nhìn nhiều phía. Hình ảnh người thanh niên qua cách nhìn của các nhân vật phụ như được soi rọi bởi một ánh sáng trong trẻo và rực rỡ khiến nó như đẹp hơn, nhiều màu sắc hơn. Đó chính là thư pháp mà người xưa gọi là “vẽ mây để nẩy trăng”.
Đánh giá chung:
Truyện ngắn giàu chất thơ, tả cảnh thiên nhiên sinh động và bày tỏ quan niệm sống đẹp đẽ. Nhà văn xây dựng cốt truyện thật đơn giản, nhân vật không có tên riêng khiến mọi người đều cảm thấy có một phần mình trong các nhân vật ấy. Truyện ngắn vô cùng thành cồn trong việc xây dựng hình tượng nhân vật.
Kết bài:
Tóm lại, truyện ngắn ‘Lặng lẽ Sa Pa” là một “bài thơ đẹp”, nó cũng là một bức tranh đẹp miêu tả những con người thật trọn vẹn dù chỉ bằng một vài nét kí họa và dù câu chuyện chỉ diễn ra trong vòng nửa giờ. Ở đó có núi cao, mây trắng, cây xanh và hình như có cả tuyết phủ nữa, có những người làm việc quên mình, không kể thời gian hay khí hậu khắc nghiệt. Sa Pa tưởng là nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi nhưng đã có những con người làm việc hết mình vì lợi ích chung. Dòng chữ cuối cùng đã khép lại nhưng tác phẩm đã gợi lên trong tâm hồn chúng ta biết bao niềm suy tưởng: đâu cần những công việc lớn lao mới bộc lộ phẩm chất cao đẹp. Anh thanh niên đơn giản, bình thường thế nhưng đã để lại trong tâm hồn người đọc biết bao ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK