bài này mình học năm lớp 7 có lưu trên máy tính ,dùng đi thi đc 3,5/4 điểm ( phần văn bản này 4 điểm , mk đc 3,5 , bạn tham khảo nhé , ko copy mạng )
Trăng là một đề tài thường xuyên xuất hiện trên những trang thơ của các thi sĩ qua bao thời đại . Trăng cũng chính là nguồn cảm hứng sâu sắc được Bác thể hiện trong rất nhiều bài thơ . Một trong những bài thơ tiêu biểu đó là bài Cảnh khuya . Qua bài thơ , em nhận thấy Bác vừa là vị lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, vừa là nhà thơ lớn của dân tộc. Đây cũng là tác phẩm đã để lại trong lòng em nhiều ấn tượng sâu sắc .
Bài thơ “ Cảnh khuya ” ra đời năm 1947 , tại chiến khu Việt Bắc – nơi Bác đang lãnh đạo cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp . Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật với hai câu đầu tả cảnh , qua đó gián tiếp thể hiện tâm hồn nhà thơ và hai câu cuối trực tiếp biểu hiện tình cảm , cảm xúc .
Mở đầu bài thơ đã gợi lên âm thanh vọng lại từ xa trong đêm khuya thanh tĩnh :
“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa ”
Tiếng suối – một thực thể của thiên nhiên – được Bác ví với tiếng hát của con người , làm tiếng suối trở nên gần gũi , có sức sống , có hồn hơn . Phải là người thiết tha với vẻ đẹp thiên nhiên mới nghe được độ “ trong ” của tiếng suối như tiếng hát . Hơn nữa ,ví tiếng suối với tiếng hát xa còn là sự cách tân , đổi mới của Bác , phá bỏ sự ước lệ tượng trưng trong văn học . Bác đã sử dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh , lấy nét vẽ tinh tế để gợi tả được cảnh núi non hùng vĩ nhưng cũng đầy nét mộng mơ giữa núi rừng nơi đây . Chính sự so sánh này còn giúp cho người đọc thấy Bác đã xem thiên nhiên như một người bạn thân thiết .
Đến câu thơ thứ hai , một bức tranh nhiều tầng lớp dần hiện ra :
“ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa ”
Trên cao , vầng trăng đang tỏa sáng . Ánh trăng cũng là điểm nhấn đặc sắc được người họa sĩ điểm tô trong bức tranh nhiều tầng , nhiều lớp của mình . Ánh trăng đan xen vào vòm cây cổ thụ , in bóng trăng như những bông hoa thêu dệt lên mặt đất . Các sự vật lung linh chập chờn , hòa quyện vào nhau bởi từ “ lồng ” lặp lại hai lần trong câu thơ . Cảnh khuya giữa rừng sâu nhưng lại không một chút âm u , lạnh lẽo . Chỉ với hai gam màu sáng tối , Bác đã vẽ nên một bức tranh tuyệt đẹp bằng ngôn từ đặc sắc làm người đọc ngẩn ngơ trước bức tranh đó . Ôi ! trăng ngàn Việt Bắc mới đẹp làm sao ! Ước gì em được đến vùng đất chiến khu xưa để chiêm ngưỡng cảnh thơ mộng , huyền ảo , hữu tình này .
Những câu thơ gợi ra vẻ đẹp thanh tĩnh , yên bình , thể hiện những rung cảm tinh tế , dạt dào ấy lại được viết trong những ngày ác liệt nhất của cuộc kháng chiến . Thế mới biết ở Bác có một thái độ làm chủ lạ thường trước mọi hoàn cảnh , một phong thái ung dung , một sự điềm tĩnh rất mực. Em thật ngưỡng mộ trước bản lĩnh miêu tả rất phong phú của Bác , tạo nên một bức tranh cuốn hút lòng người .
Cảnh đẹp như tranh vẽ cũng khiến cho tâm hồn thi sĩ không ngủ được . Câu thơ thứ ba trong bài thơ tứ tuyệt có vai trò như sơ kết ý :
“ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ ”
Cảnh đẹp như tranh và tâm hồn Bác lúc này hứng khởi giao hòa với người bạn tri âm tri kỉ . Đáng quý biết bao chất thi sĩ ở Bác !
Thật bất ngờ , câu thứ tư mở ra một chiều sâu mới trong tâm hồn Người :
“ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà ”
Dù say sưa với thiên nhiên nhưng vẫn không nguôi trăn trở “ nỗi nước nhà ” . Đến đây , em thật xúc động trước tấm lòng vì dân vì nước của Bác . Người canh cánh bên lòng nỗi lo lắng , ưu tư về cuộc kháng chiến còn kéo dài , xót xa cho đồng bào , đồng chí còn phải chịu nhiều gian khổ , vất vả . Vì vậy mà Người thường xuyên không ngủ để nghĩ kế sách sao cho công cuộc giải phóng dân tộc chóng đến ngày thắng lợi . Càng tìm hiểu kỹ bài thơ, em càng kính trọng đức hi sinh cao cả của Bác .
Với việc vận dụng điệp ngữ chuyển tiếp “ chưa ngủ ” ở cuối câu ba , đầu câu bốn cho thấy hai dòng cảm xúc hòa hợp , thống nhất trong tâm hồn Bác : tình yêu thiên nhiên hòa trong tình yêu đất nước . Đang thao thức vì vận mệnh non sông thì bắt gặp vẻ đẹp của vầng trăng . Vốn giàu xúc cảm trước thiên nhiên nên Bác đã hoà mình với trăng ngàn Việt Bắc . Trăng càng đẹp Người càng mong mỏi và thấy rõ trách nhiệm làm sao cho đất nước sạch bóng quân thù để nhân dân tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên trong yên bình , hạnh phúc . Thi sĩ – chiến sĩ hài hòa trong Bác . Đáng quý làm sao sự hội tụ ấy !
Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt mẫu mực , là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác . Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng , lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà . Đó là nét đẹp riêng của bài thơ - cảm hứng thiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc . Em thật yêu thích cảnh thiên nhiên gợi ra trong bài . Đến với vẻ đẹp tâm hồn Bác , em lại càng thêm yêu và kính trọng Người .
Cảnh khuya là một thi phẩm đặc sắc cho ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh. Trong đêm khuya tĩnh lặng, Bác cảm nhận được vẻ đẹp của không gian thời gian. Đó là tiếng suối vang từ một nơi xa. Chỉ với một hình ảnh so sánh tiếng suối trong với tiếng hát xa đã cho thấy sự cảm nhận tinh tế của người thi sĩc. Dù chỉ một tiếng lặng trong đêm nhưng cũng gợi lại trong lòng người hoài niệm và xúc cảm. Đẹp hơn nữa trong hình ảnh thơ đó là hình ảnh của ánh trăng. Ánh trăng lồng vào cổ thụ diễn tả sự đan cài của những vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng. Hình ảnh ánh trăng một lần nữa trở thành người bạn của thi nhân. Hai câu thơ cuối bài đã vẽ lên trực tiếp chân dung của nhân vật trữ tình. Khung cảnh đêm khuya càng tôn lên vẻ đẹp của con người. Hình ảnh người chưa ngủ không chỉ vì để thưởng thức cảnh đẹp đêm mà còn vì nỗi đau, những lo lắng cho dân tộc và nhân dân. Điệp từ chưa ngủ lặp lại hai lần trong câu thơ như một lời khẳng định về sự hi sinh của người đối với vận mệnh của dân tộc. Bức tranh tâm hồn của Hồ Chí Minh được tái hiện trong bài thơ thể hiện được sự lạc quan yêu đời tình yêu thiên nhiên hòa quyện trong tình yêu đất nước thiết tha!
Ko chép mạng
Xin hay nhất ( nếu đc)
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK