Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 viết thân bài cho đề: cảm thụ đoạn thơ cuối...

viết thân bài cho đề: cảm thụ đoạn thơ cuối trong bài thơ tiếng gà trưa của xuân quỳnh dài nhé nếu được thì phân tích từng câu hoặc 2 câu một càng tốt mình cảm

Câu hỏi :

viết thân bài cho đề: cảm thụ đoạn thơ cuối trong bài thơ tiếng gà trưa của xuân quỳnh dài nhé nếu được thì phân tích từng câu hoặc 2 câu một càng tốt mình cảm ơn - yêu cầu: có cảm xúc dạt dào thể hiện nghị lực ý chí chiến đấu của người chiến sĩ (vì bà, vì quê hương, vì ổ trứng hồng - nghị lực giản dị) thể hiện tình yêu bà cháu

Lời giải 1 :

Đứng trước hoàn cảnh khốc liệt của đất nước, các thanh niên Việt Nam đã lên đường nhập ngũ, mang trong mình ý chí quyết tâm “xẻ dọc Trường Sơn” để đánh Mỹ. Tác giả Xuân Quỳnh hay nhân vật trữ tình trong bài thơ chính là một người chiến sĩ trẻ đang tham gia nhiệm vụ đó và đang cùng đồng đội lên đường vào chiến trường miền Nam chiến đấu.Mở đầu bài thơ là cảnh hành quan của các chiến sĩ ai nấy cũng đều mệt nhoài liền nghỉ tạm bên một xóm nhỏ bỗng có tiếng những chú gà mái mơ "cục cục tác cục ta"làm người chiến sĩ lại nhớ đến người bà yêu quí và đàn gà ở nơi quê nhà

Tác giả Xuân Quỳnh hay nhân vật trữ tình trong bài thơ chính là một người chiến sĩ trẻ đang tham gia nhiệm vụ đó và đang cùng đồng đội lên đường vào chiến trường miền Nam chiến đấu. Tiếng gà trưa văng vẳng trên đường hành quân đã gợi cho người chiến sĩ trẻ nhớ về những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ và người bà thân thương. Chính tình cảm gia đình và quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu đất nước trong con người tác giả. Trong khổ cuối bài thơ, người chiến sĩ trẻ đã gửi lời tâm sự chân thành tới người bà kính yêu nơi hậu phương:

“Cháu chiến đấu hôm nay…

Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Điệp từ “vì” được lặp lại tới bốn lần trong khổ thơ đã nhấn mạnh rõ mục đích chiến đấu của người chiến sĩ, những mục đích của anh thật giản dị, tự nhiên nhưng cũng rất cao cả và vinh quang: vì tiếng gà trưa, vì bà, vì xóm làng và hơn hết là vì Tổ quốc. Từ tình cảm bà cháu, cho tới tình yêu xóm làng và to lớn như tình yêu Tổ Quốc đều được thể hiện bằng ngôn từ giản dị, thân thương như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Tất cả được bắt nguồn từ tình cảm chân thực, giản dị chân chất và mộc mạc nơi quê hương, nó đã vun đắp tình yêu và là động lực để người chiến sĩ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thử thách để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Đến đây em lại nhớ đến bài thơ "bếp lửa " của nhà thơ ...(xinloi bạn mik quên tên mất r bạn tìm hiểu hộ mik nha) cậu bé và bà cũng yêu thương nhau dành cho nhau 1 tình yêu vô cùng thiêng liêng và vĩ đại.Tiếng gọi “Bà ơi!” vang lên như một tiếng nấc nghẹn ngào của một đứa cháu nhỏ, tiếng gọi ấy ngân dài trong nỗi nhớ bà, và nhớ quê nhà. Có thể thấy tác giả là một người rất yêu thương và kính trọng bà, chấp nhận mọi gian khổ để bảo vệ bình yêu cho bà, giữ nguyên vẹn những kỉ niệm tuổi thơ về tiếng gà cục tác. Chính tiếng gà “cục tác” đã gợi nhớ và nhắc nhở, thôi thúc cho người chiến sĩ trẻ chiến đấu bằng mọi giá để bảo vệ bình yên đất nước, thanh bình cho quê hương.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK