1. Câu thơ trên trích trong bài thơ "Viếng lăng Bác" của tác giả Viễn Phương, bài thơ được sáng tác năm 1976 khi nhà thơ cùng đoàn người từ miền Nam ra thăm lăng Bác.
2. Bài thơ đều mở đầu và kết thúc bằng hình ảnh cây tre. Ở đầu thi phẩm là hình ảnh "hàng tre bát ngát" với ý nghĩa biểu tượng cho sức sống và khí phách của dân tộc Việt Nam. Còn hình ảnh "cây tre trung hiếu chốn này" lại mang một ý nghĩa mới. Nó là biểu tượng cho sự trung thành, chung thủy, sắt son. Nhà thơ muốn làm một cây tre trung hiếu trong hàng tre trung hiếu chính là nguyện trung thành với lí tưởng của Bác. Tiếp bước trên con đường Bác đã đi. Sự xuất hiện của hình ảnh hàng tre ở cuối bài thơ đã đem đến cho tác phẩm kết cấu đầu cuối tương ứng, đồng thời tô đậm hình ảnh gây ấn tượng mạnh và làm trọn vẹn cảm xúc của nhà thơ.
1. Trích: Viếng lăng Bác
- Tác giả: Viễn Phương( Phan Thanh Viễn )
- Hoàn cảnh sáng tác:+ 1976
+Đất nước thống nhất, tác giả từ miền Nam ra Bắc.
2. - Hình ảnh tả thực trong câu thơ: "Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát"
- Hình ảnh ẩn dụ trong câu thơ: " Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này"
-Ý nghĩa của hình ảnh hàng tre trong khổ đầu và câu kết bài thơ không giống nhau. Vì:
+ Khổ đầu: cây tre ở đấy tượng trưng cho sự mộc mạc giản dị nơi làng quê, biểu tượng cho tính cách của dân tộc Việt Nam.
+ Khổ cuối: cây tre ở đây tương trưng cho tấm lòng trung hiếu của con cháu đối với đất nước, đó còn là hình ảnh những người lính đang canh giấc ngủ bình yên cho Bác.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK