C1.
- Từ láy: lay láy, run rẩy, thều thào, run run, gấp gáp.
- Những từ láy thể hiện được những gì rõ nét nhất về mẹ con của người ăn xin. Mỗi động tác, cử chỉ đều thể hiện sự đáng thương của họ.
C2. Chợt nhận ra bàn tay ấy cũng như bàn tay cũng những người mẹ đã vất vả nuôi những đứa con của mình khôn lớn. Bàn tay vàng óng (chìa ra) chính là bàn tay cấy cày làm nên gạo nuôi mình.
C3. Tình huống khi mà mẹ con người ăn xin đến trước mặt mình, nhưng khi móc túi thì nhà thơ cũng không có gì để cho.
C4. Nó như một câu hỏi, câu tự vấn lòng mình của tác giả về những nỗi vất vả của bao người mẹ.
C5.
Đọc đến khổ thơ cuối của bài thơ đã thật xúc động với những nỗi niềm của nhà thơ. Nhà thơ trăn trở trước lời khẩn cầu của người ăn xin, những người khó khăn vấn vả. Sự hồn nhiên của đứa con hay đó là những lo lắng , vấn vả của người mẹ khi không biết " ai sẽ nuôi cháu nên người?". Chắc chắn cảm giác lúc này của nhà thơ đó là sự ám ảnh, nỗi xót xa day dút. Khi nghe lời khẩn cầu tha thiết ấy lòng của tác giả lại thêm trĩu nặng hơn bao giờ hết. Lúc này tác giả như nhớ về gia đình, nhớ về tình người trong khó khăn. Cũng vì thấy hoàn cảnh đó mà tác giả móc túi nhưng không hề có gì để cho người ăn xin. Thì ông đã nhận ra được cảnh ngộ của bản thân, không còn thơ văn nữa mà đã sống với thực tại. Với nhà thơ có thể thơ là tất cả, nhưng thơ thì không sàng thành gạo, vì lấy gì để có thể giúp mẹ nuôi em. Đó là sự trớ trêu, phũ phàng, nỗi trăn trở, day dứt trong lòng nhà thơ. Nhà thơ cũng chính là ở trong hoàn cảnh giữa cái đẹp, cái tình người nhưng nó lại phải sống với thực tại, đời sống không như thơ nên tất cả lời thơ cũng trở nên bất lực.
Câu 1.
- Những từ láy miêu tả mẹ con người ăn xin: lay láy, run rẩy, thều thào, run run, gấp gáp.
- Tác dụng:
+ Khắc họa hình ảnh em gái hồn nhiên, ngây thơ và đáng yêu.
+ Làm nổi bật tình cảnh người ăn xin khốn khổ, đói khát, đáng thương, đang khẩn cầu sự giúp đỡ của mọi người.
(Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm)
Câu 2.
- Nhân vật trữ tình đã nhận ra: Bàn tay vàng óng (chìa ra) chính là bàn tay cấy cày làm nên gạo nuôi mình.
(Nếu Hs trích nguyên văn câu thơ chỉ cho ½ số điểm)
Câu 3.
- Tình huống khó xử khiến nhà thơ bộc lộ cảm xúc: Tìm mãi không có gì để giúp đỡ mẹ con người ăn xin (tay lần mãi hầu bao rỗng lép).
Câu 4.
- Ý nghĩa của những câu thơ có sử dụng dấu hỏi chấm:
+ Những câu thơ có sử dụng dấu hỏi chấm đã giúp nhân vật trữ tình bộc lộ sâu sắc cảm xúc của bản thân và tình cảnh đáng thương của người ăn xin.
+ Diễn tả sự cầu khẩn tha thiết của người ăn xin.
+ Bộc lộ cảm xúc suy tư, niềm băn khoăn trăn trở của nhân vật trữ tình trước lời cầu khẩn của người ăn xin.
+ Thể hiện nỗi niềm hoài vọng về hình ảnh người mẹ đã mất của mình.
Câu 5.
* Yêu cầu:
- Hình thức: Biết trình bày một đoạn văn nghị luận văn học, giới hạn khoảng 10 đến 15 dòng, liên kết mạch lạc, văn viết giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả.
- Nội dung: Cảm nhận khổ thơ cuối, cơ bản đảm bảo các ý sau:
+ Khổ thơ cuối đã diễn tả xúc động niềm băn khoăn trăn trở của nhà thơ trước lời cầu khẩn của người ăn xin. (0,5 điểm)
+ Câu hỏi tu từ mở đầu khổ thơ như một niềm ám ảnh, xót xa day dứt trong lòng nhà thơ. Cách xưng hô (nuôi giúp) mẹ (đứa em) càng khiến cho lời khẩn cầu thêm tha thiết trĩu nặng, chạm vào sâu thẳm trái tim của nhà thơ, cũng như biết bao người; gợi tình người, tình gia đình gắn bó yêu thương. (1,5 điểm)
+ Trước cảnh ngộ đang rất cần được giúp đỡ của người ăn xin, nhà thơ phải đối diện với thực tại của chính mình: chữ nghĩa không sàng thành gạo, trong túi chỉ còn lạo sạo vài bài thơ. Chỉ có chữ nghĩa, chỉ có thơ thì làm sao có thể giúp mẹ nuôi em. Đó là sự trớ trêu, phũ phàng, nỗi trăn trở, day dứt trong lòng nhà thơ. (1,0 điểm)
+ Khổ thơ cuối hàm súc, hình ảnh chân thực gợi bao suy nghĩ: chữ nghĩa, thơ là biểu tượng cho cái đẹp, cho tình người, nhưng khi đối diện với thực tại đời sống (em bé đang cần được nuôi) thì chữ nghĩa và thơ đôi khi lại trở nên bất lực. (1,0 điểm)
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK