Dàn ý chi tiết:
1. MB:
- Dẫn dắt bài làm
2. TB:
- Hoàn cảnh diễn ra sự việc:
+ Vào màu hè cấp một.
+ Tôi được ba mẹ dẫn về thăm ông bà ngoại.
+ Đến chiều xin phép ba mẹ sang nhà gì chơi.
- Diễn biến:
+ Tôi lục tung căn phòng, ngắm nghía mọi thứ.
+ Bỗng dưng tôi tìm được một hộp thuỷ tinh ở góc tủ rất đẹp.
+ Do sơ ý nên tôi làm vỡ chiếc hộp thuỷ tinh ấy.
+ Vì sợ bị quở trách nên tôi đã tìm cách giấu nó đi trong im lặng.
+ Tôi đã thành công che đậy mọi thứ và thản nhiên chạy xuống nhà chơi như chưa từng làm điều gì sai trái.
+ Tối hôm đó, tôi bất ngờ khi túi đựng những con hạc giấy, ngôi sao và cất ở góc khuất đột nhiên biến mất.
+ Trong lòng tôi bắt đầu lo sợ sẽ bị quở trách.
+ Tôi xin phép ba mẹ cho ngủ cùng em họ và thú nhận tội lỗi.
- Kết quả:
+ Em ấy không nói gì, cũng chẳng trách mắng tôi.
+ Tuy vậy, trong tôi vẫn day dứt khó tả.
+ Hôm sau, tôi xin ba ít tiền mua giấy gấp và lọ thuỷ tinh để làm lại trả Trang.
+ Khi thấy chiếc hộp do tôi làm, em ấy chỉ cười mà trong tôi lại dần cảm thấy nhẹ nhõm.
3. KB:
- Nêu cảm nhận của bản thân qua lỗi lầm đó.
- Liên hệ bản thân: từ bài học đó mà biết rút kinh nghiệm cho bản thân và thay đổi.
Bài làm hoàn chỉnh:
Ai trong số chúng ta cũng đã từng mắc sai lầm. Nhưng cách nhìn nhận và sửa đổi lỗi lầm đó ra sao thì khác. Và tôi cũng vậy, tôi đã từng phạm phải sai lầm khiến tôi phải áy náy đến tận bây giờ.
Đó là vào mùa hè năm tôi còn học cấp một, ba mẹ tôi đã dẫn tôi về thăm ông bà ngoại. Trên đường đi, tôi đã rất háo hức. Cảnh vật xung quanh khác với khu nhà tôi sống nhiều lắm. Tôi mải mê ngắm nhìn qua khung cửa kính của ô tô, tròn mắt khen nức nở. Đến nơi rồi, tôi mệt tí bỉ, đứng còn chả vững lật đật chạy thẳng vào nhà bà:
- Bà ơi cháu của bà về thăm bà nè.
Bà nghe tiếng tôi vọng ra ngoài cười hiền hậu, bà bế tôi vào và gọi bố mẹ tôi vào chơi với các chú dì. Tôi vừa vào đã ngồi chén sạch gói bim bim và túi bánh kẹo đầy màu sắc to bự cùng các em ở đấy. Chúng tôi cười nói vui vẻ và cùng dùng bữa quây quần với nhau. Đến chiều, tôi xin phép bố mẹ sang nhà dì chơi, tôi đi cùng em họ tôi về. Ở đây có nhiều món đồ mà tôi thích, tôi thơ thẩn ngắm nghía một hồi rồi chạy lên phòng chơi. Trong này còn đẹp hơn nữa, tôi thích thú cầm lên chơi. Gần như tôi đã lục cả phòng lên để xem còn điều gì kì thú. Thật tuyệt vời! Bỗng trong góc tủ tôi thấy có một thứ gì đó sáng lên lấp lánh. Tôi lại gần, mở cánh tủ ra xem. Đó là hộp thủy tinh đừng rất nhiều ngôi sao và hạc gấp giấy, bên trong còn có hạt xốp và được trang trí đèn lấp lánh được đậy nắp và buộc dây lên cẩn thận. Tôi thích thú tìm cách cậy nắp ra để xem bên trong còn có những gì. Trong lúc đang lúi húi mở nắp thì tôi đã vô tình làm rơi chiếc hộp. Nó vỡ tan thành từng mảnh, bừa bộn khắp phòng. Tôi hốt hoảng tìm cách thu dọn "hiện trường", nhanh chóng vứt những mảnh thủy tinh đi, còn lại bỏ gọn vào một chiếc túi giấu sâu bên trong góc khuất của tủ mà ít ai để ý tới. Xong xuôi, tôi thản nhiên chạy xuống nhà chơi như chưa có chuyện gì xảy ra nhưng trong tôi lại có chút sợ hãi nếu bị phát hiện ra, tôi sẽ không biết nói gì để giải thích nữa. Buổi chiều hôm đó chúng tôi đi chơi, mọi người thì vui vẻ còn tôi chứ thẫn thờ ra đấy. Tối hôm đó, tôi ăn cơm cũng chẳng ngon. Khi lên phòng kiểm tra xem đã bị phát hiện chưa thì cái túi đã không còn ở đó nữa. Tôi bất ngờ, tại sao em ấy biết mà không nói gì hết?
Đến giờ đi ngủ, tôi xin phép ba mẹ cho ngủ cùng em họ của tôi và đã được sự cho phép. Lúc xếp chăn để đi ngủ, tôi vừa rụt rè vừa lúng túng:
- Trang ơi, chị... chị xin lỗi.... Chị sẽ xin ba mẹ tiền mua trả cái khác cho em.
Em ấy còn chẳng thèm ngoảnh sang tôi mà chỉ hỏi:
- Chị đã làm gì mà phải xin lỗi?
- Chị... chị đã làm vỡ lọ gấp giấy thủy tinh của em mà chị đã giấu. Em đã biết mà tại sao không nói?
- Đằng nào cũng vỡ rồi, chị không cần xin tiền ba mẹ mua trả em đâu, em cũng tính bỏ nó đi lâu rồi.
Gọi là em họ nhưng tôi lại kém em ấy hai tuổi lận, đứng trước mặt em ấy mà nhận lỗi tôi thấy đây như một người chị của tôi. Nói là không cần nhưng trong em ấy có vẻ rất tiếc, chiếc lọ ấy được Trang cất giữ rất cẩn thận. Tôi không những chẳng xin phép mà còn làm vỡ nó nữa, bây giờ tôi như sắp ngượng chín mặt đến nơi:
- Em chắc chứ?
- Rồi chị định hỏi em đến khi nào nữa đây? Mau đi ngủ thôi, muộn lắm rồi.
Tôi ngầm ngùi nằm xuống, không ngừng suy nghĩ về những gì mình đã làm. Sáng hôm sau, tôi xin ba ít tiền để mua giấy gấp và một lọ thủy tinh. Ngồi hậm hụi tìm cách gấp thật nhiều sao và hạc giấy bỏ vào chiếc lọ. Tôi cố gắng hết sức có thể để khi Trang đi học thêm về sẽ bất ngờ. Em ấy khi nhìn thấy chiếc lọ chỉ khẽ cười và bảo tôi sao lại ngốc đến thế. Tôi hạnh phúc khi em ấy thích nó, trong lòng tôi lúc này thật nhẹ nhõm. Hôm đó là ngày cuối cùng ở trên bà và chúng tôi đã chơi rất vui cho đến khi ra về.
Kể từ hôm đó, tôi không còn "bệnh" nghịch ngợm quậy phá nữa. Đó như là một bài học để tôi rút kinh nghiệm về sau. Tôi đã dũng cảm biết nhận lỗi khi mắc sai lầm, biết rút kinh nghiệm để từ đó trở thành con người tốt hơn.
Tuần trước, bố mẹ tôi được nghỉ nên đưa hai (anh) chị em tôi về quê thăm ông bà. Tôi rất háo hức. Không biết dạo này ông bà thế nào? Gặp tôi chắc ông bà mừng phải biết. Bên đường, những hàng tre xanh ngắt. Xa xa, những bác nông dân đang làm đồng. Đi thêm một đoạn nữa, lấp ló sau bụi cây bàng già là ngôi nhà cổ xưa của ông bà tôi. Gặp nhau, mọi người mừng rỡ, tíu tít chào hỏi. Tôi nhanh chóng cất đồ rồi chạy ra sân chơi với bọn trẻ con. Chơi được một lúc thì chán, chúng tôi cùng thi nhau nghĩ ra những trò chơi mới. Chợt có đứa nói: "Chị Thuỳ Anh bày trò chơi trên thành phố cho bọn em chơi đi". Tôi nghĩ một lúc rồi nói với lũ trẻ: "Chúng ta chơi trò trêu gà đi". Bọn trẻ có vẻ không hài lòng. Tôi bực mình: "Đứa nào không chơi thì cút". Nghe thế, chúng sợ sệt vội hò nhau chia thành hai phe chơi trò đuổi bắt gà. Thấy chúng tôi chơi trò này, bà cũng không hài lòng, bảo: "Thôi, các cháu chơi trò khác đi, gà nhà ta dạo này yếu lắm". Nghe thấy thế, tôi bực mình cả với bà và bảo chúng cứ chơi tiếp. Một lúc sau, tôi thấy một chú gà nằm lăn ra đất. Tôi tưởng nó ngủ, hoá ra không phải, vì mệt quá, nó đã chết. Tôi sợ hãi cùng bọn trẻ đi tìm một cái hộp chôn chú gà xuống đất. Sau đó, ai về nhà nấy, coi như không có chuyện gì.
Buổi tối, khi ăn cơm, ông tôi nói với cả nhà: "Nhà mình bị mất một con gà. Không hiểu nó chết ở đâu hay ai bắt mất?". Tôi im lặng coi như không Ịbiết. Ăn cơm xong, tôi cùng chị chuẩn bị đồ đạc để mai về thành phố sớm. Đêm đó, tôi ngủ không yên. Sáng sớm, bà vào đánh thức chị em tôi dậy. Ông bà và bọn trẻ con tiễn chị em tôi ra tận đầu làng. Tôi thấy hối hận quá. Tôi quay lại ôm chầm lấy bà: "Cháu xin lỗi, lần sau cháu sẽ nghe lời bà". Ông bà xoa đầu tôi, mim cười: "Cháu biết nhận lỗi thế là tốt. Thôi về đi kẻo muộn". Tôi như trút được một gánh nặng, chào ông bà và chay ra xe.
Sau chuyện đó, tôi hiểu rằng cần phải lắng nghe những gì người lớn khuyên bảo, cần phải biết dũng cảm nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK