1. Nội dung : Đoạn trích nói về tâm trạng đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
2. Đoạn văn là lời độc thoại nội tâm của nhân vật ông Hai.
Điều này góp phần thể hiện sự nghi vấn, hoài nghi của ong Hai trước tin đồn làng Chợ Dầu theo Tây . Sau sự hoài nghi chính là nỗi đâu và sự xấu hổ vì cả làng theo Tây.
3.
Nhân vật ông Hai trong tác phẩm " Làng" của Kim Lân là người có tình yêu làng sâu đậm. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây, ông Hai như sụp đổ hoàn toàn. Ông không tin vào những gì mình vừa nghe thấy. Ông đã phải hỏi lại đến hai lần rằng điều đó có phải là sự thật không. Và khi người ta xác định rõ ràng đó là sự thật rồi thì ông như chết lặng. Nếu như trước đây ông ngẩng cao đầu mà đi,đi để khoe khắp mọi nơi về làng của mình thì giờ đây ông chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi, đi trong sự xấy hổ, bẽ bàng. Cái làng mà ông vẫn luôn tự hào vì có những con người thà chết chứ nhất định không bỏ làng mà đi giờ lại theo Tây ư ? Cái làng Chợ Dầu mà ông vẫn kiêu hãnh kể với người ta giờ lại đổ đốn đến như vậy ư ? Nghĩ đến việc này, lòng ông Hai đau như cắt. Ông mang tâm sự ấy kể với con mình. Ông hỏi con nhưng thực chất là đang nói với lòng mình, dặn mình đinh ninh :" Làng thì yêu thật đấy nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù " . Sự quả quyết ấy của ông đã cho thấy ông là người có tình yêu làng sâu đậm, có sự phân biệt rạch ròi giữa phải - trái, đúng - sai. Ông đã đặt tình yêu nước lên trên tình yêu làng, lấy quốc gia làm trọng đặt trên tình cảm cá nhân. . Đó là minh chứng rõ ràng nhất về tình yêu làng sâu đạm của người nông dân chất phác ấy.
Câu 1:
- Nội dung chính: Diễn biến trâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
Câu 2:
- Đoặc văn "Nhưng sao..." là lời của ông Hai.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện tâm trạng nửa nghi nửa ngờ của ông Hai
+ Thể hiện tài năng của nhà văn khi sử dụng thủ pháp độc thoại nội tâm của tác giả.
+ Giúp người đọc hình dung được tâm trạng giằng xé đang diễn ra trong lòng ông Hai.
Câu 3:
Đoạn văn trên đã khắc hóa thành công diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. Có thể nhận thấy rằng, sau khi nghe được tin ấy, ông Hai cảm thấy như sét đánh ngang tai vậy. Thậm chí ông còn nửa tin nữa ngờ, đặt ra hàng loạt câu hỏi trước sự việc ấy "Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích thị là người làng không sai rồi. Không có lửa thì sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì". Nhà văn Kim Lân đã sử dụng thành công thủ pháp độc thoại nội tâm để miêu tả tâm trạng giằng xé trong ông Hai lúc này. Chưa dừng lại ở đó, ông Hai còn cảm thấy tủi nhục, xót xa, đau đớn khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. Điều này khác hoàn toàn với tâm trạng của một ông Hai lúc trước - luôn yêu làng, tự hào về làng. Thậm chí ông còn nghĩ "Ai người ta chứa?...". Thật xót xa biết bao. Đọc những tình tiết này ta mới thêm hiểu tâm trạng của ông Hai. Thế mới biết được tài năng của nhà văn Kim Lân giỏi đến nhường nào. Phải là một người am hiểu tường tận những người nông dân, đặc biệt là hiểu họ ngay trong hoàn cảnh đất nước ta đang bị bao vây thì mới viết được những áng văn tuyệt tác như thế này!
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK