Câu 1 :
- Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm " Khi con tu hú ".
- Tác giả là Tố Hữu.
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ " Khi con tu hú " : Vào tháng 4 - 1939, trong khi đang làm nhiệm vụ cách mạng. Tố Hữu bị Thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Phủ ở Huế sau đó chuyển sang nhà tù Lao Bảo ở Quảng Trị và nhiều nhà tù ở Tây Nguyên (khi đó nhà thơ chỉ mới 19 tuổi). Đến tháng 7/ năm 1939 khi giam tại nhà lao Thừa Thiên, ông đã sáng tác bài thơ này.
Câu 2:
- Hoàn cảnh ông sáng tác bài thơ này vào mùa hè, tâm trạng tù túng, ngột ngạt của người chiến sĩ trẻ 19 tuổi này đang trong tuổi yêu đời, sôi nổi bị giam cầm nơi lao tù ngột ngạt, khi những tiếng chim tu hú gọi bầy, gọi hè làm sôi sục trong lòng người chiến sĩ này niềm tự do mảnh liệt. Vậy nên ông đặt tên cho chủ đề của bài thơ này là “ Khi con tu hú “.
Câu 3:
- Câu cảm thán được sử dụng trong bài thơ là : " Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi ! " và " Ngột làm sao chết uất thôi ".
- Làm nổi bật/ thể hiện tâm trạng của người tù: Ngột ngạt, uất ức, muốn thoát khỏi cảnh ngục tù, trở về với cuộc sống tự do.
Câu 4:
" Khi con tu hú " là tác phẩm của nhà thơ Tố Hữu. Ông sáng tác bài thơ khi đang còn ở trong tù trong khi ngoài kia là bức tranh rộn rã của mùa hè sỗi động đến. Hai câu thơ : " Ta nghe hè dậy bên lòng/ Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi ! " thể hiện tâm trạng bức bối, ngột ngạt của nhà thơ khi ở trong phòng giam với không gian eo hẹp. Hai câu thơ cuối : " Ngột làm sao chết uất thôi " thể hiện tâm trang của nhà thơ bây giờ đang chán nản, u uất, còn ngoài kia thì là một bức tranh mùa hè sôi động đã đến với bao nhiêu cảnh vật đẹp thì nhà thơ lại ở trong phòng giam chật hẹp và tối tăm này. Qua đó thể hiện niềm khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh bị tù đày. Câu thơ " Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu ! " thể hiện con chim tu hú ngoài kia kêu rất nhiều, tiếng kêu của nó vọng trong nhà tù. Trong khi mọi người trong nhà tù đều có tâm trạng u uất, tiếng chim tu hú thì vẫn cứ da diết. Tiếng chim như nhắc nhở người chiến sĩ nhanh chóng ra ngoài để đón lấy sự tự do và thực hiện mệnh lệnh cao cả của mình vẫn còn dang dở. Hoàn cảnh ông sáng tác bài thơ thật là tăm tối !
Câu 1: Khi con tu hú - Tố Hữu
Câu 2: hoàn cảnh sáng tác: tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả bị bắt giam.
Hoàn cảnh ấy cho thấy được sự bế tắc trong thực tại của người tù cách mạng và khao khát tự do mãnh liệt của người tù. Giúp phản ánh hiện thực chân thực, sống động và khắc họa rõ nét tâm trạng của thi nhân.
Câu 3: Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
Tác dụng: câu cảm thán giúp đoạn thơ tăng sự gợi hình, gợi cảm. Nhấn mạnh nỗi phẫn uất trong người tù và sự khao khát mãnh liệt thoát khỏi thực tại tù túng để hướng về thế giới tươi sáng ngày mai.
Câu 4:
Bốn câu thơ cuối bài Khi con tu hú là nỗi niềm của thi nhân hay chính nhà thơ Tố Hữu trong cảnh lao tù. Nghe tiếng hè, lòng người tù cách mạng sục sôi nhiệt huyết. Đó là điều vô cùng hợp lí và dễ hiểu. Thi nhân đã không thể không khao khát về cuộc sống. Vì lẽ đó mà hành động "muốn đạp tan phòng" không hề vô lí mà hết sức có lí. Động từ mạnh được sử dụng rất nhiều trong khổ thơ: đạp tan, chết uất.. Tất cả phản ánh nỗi bứt rứt, đau đớn trong người tù lúc này. ÔI chao, ta thương cảm và cũng khâm phục biết bao người tù với nhiệt huyết vô cùng, vô tận! Tiếng chim tu hú là tiếng gọi của tự do. Nó càng bẽ bàng với con người đang bị giam cầm. Sự phẫn uất được biểu hiện qua câu cảm thán cuối bài nhấn mạnh đau thương và cả chua xót nghẹn ngào trong người tù cách mạng. Thực tại càng tù túng, khao khát, sức mạnh càng nhân lên mạnh mẽ để vươn mình ,để đấu tranh!
câu cảm thán gạch chân
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK