Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Văn bản Vào ngục quảng đông cảm tác của ai?...

Văn bản Vào ngục quảng đông cảm tác của ai? Đọc lại cặp câu 3-4,em thấy giọng điệu có gì thay đổi so với 2 câu thơ trên?vì sao?lời tâm sự ở đây có ý nghĩa như

Câu hỏi :

Văn bản Vào ngục quảng đông cảm tác của ai? Đọc lại cặp câu 3-4,em thấy giọng điệu có gì thay đổi so với 2 câu thơ trên?vì sao?lời tâm sự ở đây có ý nghĩa như thế nào?

Lời giải 1 :

Văn bản Vào ngục quảng đông của Phan Bội Châu

giọng điệu của thơ có lức trầm bổng,suy tư,phảng buồn đau,không lụy.Phan Bội Châu đối diện với thực tế chốn lao tù,khi đường cách mạng của Phan Bội Châu bị gián đoạn.

Phép đối trong cặp câu 3-4:khách không ở nhà-người có tội,năm châu-bốn biển

⇒hình ảnh Phan Bội Châu cao đẹp hơn

Thảo luận

Lời giải 2 :

-Văn bản Vào ngục quảng đông cảm tác của Phan Bội Châu

-Về giọng điệu: Từ hai câu đầu với giọng thơ hài hước, đùa vui thì hai câu thơ 3-4 mang một giọng điệu trầm buồn, như một nỗi đau cố nén.

-Ý nghĩa lời tâm sự:

+Khách không nhà: Cuộc đời bôn ba của Phan Bội Châu đầy sóng gió và nhiều bất trắc. Mười năm bôn ba phiêu bạt khắp nơi, Phan Bội Châu đã từng nếm trải cảnh không mái ấm gia đình, cực khổ về vật chất, cay đắng về tinh thần. Chỉ vì hết lòng muốn tìm đường cứu nước, chỉ vì yêu đất nước, dân tộc mình mà người chí sĩ bị xem như một tội nhân, bị truy nã khắp nơi (ông bị thực dán Pháp tuyên án tử hình và truy nã khắp nơi).

+Ông than cho số phận cá nhân của mình cũng chính là đau với nỗi đau của một dân tộc mất nước. Đó là nỗi buồn của một người tù yêu nước, của một nhân cách cao cả.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK