Câu 6 :
Khối khí nóng:hình thành trên các vùng vĩ độ thấp,nhiệt độ tương đối cao.
Khối khí lạnh:hình thành trên các vùng vĩ độ cao,nhiệt độ tương đối thấp.
Khối khí lục địa:hình thành trên các vùng đát liền,có tính tương đối khô.
Khối khí đại dương:hình thành trên các biển và đại dương,có độ ẩm lớn.
=> 1-C 2-A 3-D 4-B
Câu 7 :
Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng:
+ Tầng đối lưu
+ Tầng bình lưu
+ Các tầng cao của khí quyển.
- Vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu:
+ Tầng đối lưu là tầng nằm ở độ cao từ 0 – 16km
+ Mật độ không khí dày đặc
+ Nhiệt độ càng lên cao càng giảm cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 độ C.
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây, mưa, gió, bão…
- Vị trí, đặc điểm của tầng bình lưu :
+ nằm trên tầng đối lưu tới độ cao khoảng 80 km .
+ tầng này có lớp ô dôn, lớp này có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sing vật và con người .
- Vị trí, đặc điểm của các tầng cao của khí quyển:
+ Nằm trên tầng bình lưu,
+ Không khí ở các tầng này cực loãng .
+ 80 km trở lên
Câu 9 :
on người ảnh hưởng rất lớn tới sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất. Điều này thể hiện ở hai mặt, đó là có thể mở rộng nơi sinh sống hoặc làm thu hẹp nơi sinh sống :
- Mở rộng sự phân bố của thực, động vật: Ví dụ người châu Âu mang cừu từ châu Âu sang nuôi ở ô-xtrây-li-a, đem cao su từ Bra-xin sang trồng ở Đông Nam Á.
- Thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài thực, động vật: con người khai thác rừng bừa bãi làm nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đến nơi khác, săn bắn làm nhiều loài động vật quý hiếm bị diệt vong.
Câu 8 :
Lưu vực sông
+ Mỗi con sông đều có một diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho nó gọi là lưu vực sông
Lưu lượng nước của sông
+ Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó , trong một giây đồng hồ ( được hiển thị bằng m³/s)
Phụ lưu , chi lưu
+ Các sông đổ nước vào một con sông chính , được gọi là các phụ lưu
+ Các sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính gọi là chi lưu
Chế độ dòng chảy ( còn gọi là thủy chế ) của sông
+ Nếu sông chỉ phụ thuộc vào một nguồn cung cấp ( ví dụ : nước mưa ) thì thủy chế của nó tương đối đơn giản
+ Còn những sông phụ thuộc vào nhiều nguồn cung cấp nước khác nhau ( ví dụ : vừa phụ thuộc vào nước mưa , vừa phụ thuộc vào nước mưa , vừa phụ thuộc vào nước do băng tuyết tan ) thì thủy chế của nó phức tạp hơn
Hồ
Khái niệm:
Hồ là khoảng nước đọng tương đối sâu và rộng trong đất liền.
- Có 2 loại hồ:
+ Hồ nước mặn
+ Hồ nước ngọt.
- Nguồn gốc hình thành khác nhau.
+ Hồ vết tích của các khúc sông (Hồ Tây)
+ Hồ miệng núi lửa (Biển Hồ, Gia Lai)
+ Hồ nhân tạo (phục vụ thủy điện)
- Vai trò của hồ:
+ Điều hòa dòng chảy, tưới tiêu, giao thông, phát điện…
+ Tạo các phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, phục vụ nhu cầu an dưỡng, nghỉ ngơi, du lịch.
- Ví dụ: Hồ Lăk (Đăk Lăk), Hồ Than Thở (Đà Lạt), Hồ Tây (Hà Nội), hồ Gươm (Hà Nội)…
#nocopy
Ảnh nguồn:nguyenthanhthao24072009
Ảnh gốc của tui mong mod không xóa!!!!
#xin hay nhất#
#What your name#
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK