mình trả lời phần 1 la mã trước
I.
1. "mùa xuân nho nhỏ" ở đây mang ý nghĩa ẩn dụ, mỗi 1 cá nhân, con người với tình yêu cuộc sống, khát vọng cống hiến cháy bỏng là 1 mùa xuân nho nhỏ, và nhiều mùa xuân nho nhỏ ấy tạo thành mùa xuân lớn của đất nước, dân tộc
mạch c.xúc: từ cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, trong trẻo, TH đã cảm nhận mùa xuân của con người trong mùa xuân lớn của đất nước. tiếp theo, tác giả nói lên khát vọng được cống hiến suốt đời của mình. bài tho kết thúc với dân ca xứ Huế nhằm ca ngợi quê hương, đất nước
2. TH sử dụng h.ảnh so sánh đẹp:"đất nước như vì sao" để liên tưởng đến 1 tương lai rực rõ, huy hoàng của đất nước và thể hiện niềm tin vững chắc vào sự phát triển của đất nước
3. THAM KHẢO:
Ở phần 3 của bài thơ, thi sĩ đã nói lên khát vọng được cống hiến cho quê hương, đất nước. Và mùa xuân, những con chim đem đến tiếng hót làm mùa xuân thêm vui, chính vì thế, tác giả muốn hóa thân thành con chim để dâng cho đời tiếng hót vui tươi, đẹp đẽ cho đời. Tác giả còn muốn hóa thân thành cành hoa để tô điểm thêm cho mùa xuân của đất nước. Chưa dừng lại ở đó, tac giả có ước nguyện trở thành 1 nốt trầm. Cá nhân ấy đã vượt qua được sự ích kỉ của bản thân, hòa nhập vào tập thể. Ước mơ ấy thật đơn sơ, giản dị mà khiêm nhường. Một nốt trầm trong bản hòa ca lớn - một vị trí nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn. Thi sĩ không hòa tan mà chi hòa nhập vào tập thể, vẫn để lại dấu ấn cá tính cho riêng mình. Và "nốt trầm" ấy khiến người ta xao xuyến. Hơn nữa, tác giả đã dùng từ "ta" thay vì "tôi" như ở đoạn đầu bài thơ. Có lẽ tác gia không chỉ muốn nói lên khát vọng của mình mà còn muốn mọi người cùng chung sức cống hiến cho mùa xuân của dân tộc. Tóm lại, thi sĩ đã rất thành công khi khiến người đọc ấn tượng với khát vọng cháy bỏng của ông
Và: phép nối; Có lẽ: TPBT tình thái
4. "Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn àm cây tre trung hiếu chốn này"
(Khổ cuối bài Viếng Lăng Bác - Viễn Phương)
PHẦN I
Câu 1 : Những câu thơ trên cho em liên tưởng tới khổ thơ:
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Nhà thơ tin tưởng, tự hào về tương lai đất nước, cho dù trước mắt nhiều khó khăn, gian lao. Và đất nước được hình dung bởi hình ảnh so sánh đẹp và ý nghĩa.
Câu 2
+ Bài thơ được viết vào tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến cuộc sống đất nước thiết tha và ước nguyện của tác giả.
+ Ý nghĩa: Từ tình yêu cuộc sống, yêu cuộc đời, thiên nhiên được khơi nguồn, nảy nở từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mở rộng ra với mùa xuân đất nước, cách mạng. Cảm xúc lắng đọng dần vào suy tư và ước nguyện: nhà thơ muốn nhập vào bản hòa ca vĩ đại của cuộc đời bằng một nốt trầm xao xuyến của riêng mình, góp vào mùa xuân chung lớn lao “mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ khép lại những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
Câu 3
TH sử dụng h.ảnh so sánh đẹp:"đất nước như vì sao" để liên tưởng đến 1 tương lai rực rõ, huy hoàng của đất nước và thể hiện niềm tin vững chắc vào sự phát triển của đất nước
Câu 4
- Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên của mùa xuân xứ Huế và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy. - Mùa xuân thiên nhiên xứ Huế được miêu tả qua vài nét khắc hoạ: Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời. - Qua vài nét khắc hoạ nhưng tác giả vẽ ra được cả không gian mênh mông, cao rộng của dòng sông xanh, hoa tím biếc - màu tím đặc trưng cho xứ Huế; cả âm thanh rộn rã của chim chiền chiện hót vang trời vọng từ trên cao, bông hoa mọc lên từ nước, giữa dòng sông xanh. Bức tranh xuân còn tràn trề sức sống được thể hiện qua nghệ thuật đảo ngữ. Từ “Mọc” lên trước chủ ngữ và đứng đầu khổ thơ. - Cảm xúc của tác giả sâu sắc, say xưa, ngây ngất trước vẻ đẹp tươi sáng tràn trề sức sống của mùa xuân được bộc lộ qua lời gọi, lời gọi chim “Ơi”, “hót chi”; qua sự chuyển đổi cảm giác, cảm nhận âm thanh tiếng chim từ chỗ: cảm nhận âm thanh bằng thính giác chuyển thành “từng giọt”, có hình, khối, cảm nhận bằng thị giác. “Từng giọt long lanh” ấy có ánh sáng, màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác: “Tôi đưa tay tôi hứng”. - Hình ảnh mùa xuân được khắc hoạ thật đẹp ở khổ 1 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, được viết vào tháng 11, thời tiết lúc đó là mùa đông giá rét. Tác giả đang bị bệnh nặng, chỉ hơn một tháng ông qua đời. Vì vậy qua khổ thơ, bạn đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ - người có công xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam từ những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK