Bằng Việt là nhà thơ lớn trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông thường viết về những điều bình dị, gần gũi trong đời thường với một hồn thơ trong trẻo, mượt mà, sâu lắng. Đến với bài thơ "Bếp Lửa", hình ảnh người bà trong tác phẩm đã để lại cho chúng ta bao suy ngẫm về cuộc đời người phụ nữ xã hội xưa.
Bà là một người vất vả, tần tảo, chịu thương chịu khó; là một người phụ nữ dịu dàng, đôn hậu, vững vàng đối với con cháu và là điểm tựa tinh thần nhóm lên ước mơ, khát vọng, niềm tin cho người cháu. Trong đoạn trích trên, ta có thể thấy bà là người nhóm lên những ước mơ, khát vọng, vun vén niềm tin trong cháu. Mỗi sớm mỗi chiều bà vẫn kiên trì nhóm bếp lửa. Điệp ngữ "một ngon lửa" vang lên như một điểm nhấn trong hồi ức của cháu:
"Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng"
Có thể nói, bà là người truyền lửa, truyền những niềm tin hi vọng. Và cũng là người thắp lửa, một ngọn lửa dai dẳng đến bây giờ vẫn in sâu trong tâm trí tác giả. Với tình yêu thương, đức hi sinh, bà vẫn tiếp tục nhen bếp lửa - không chỉ để sưởi ấm, nuôi nấng đứa cháu thơ dại mà còn thắp lên trong tâm hồn đứa cháu một niềm tin bền chặt, dai dẳng về một tương lai tươi sáng.
"Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa"
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa ! "
Bà dành cả cuộc đời để nhóm lửa, ngọn lửa của tình yêu thương, của đức hi sinh, của sự sẻ chia tình làng nghĩa xóm, nhóm dậy cả bao tâm tư tình cảm nơi đứa cháu thơ với gia đình, quê hương, đất nước. Trong chiến tranh tàn khốc, cuộc đời của bà lận đận "mấy nắng mưa", vì vậy cháu biết ơn bà và thương bà. Bao nhiêu năm trôi qua, bà vẫn giữ thói quen dậy sớm, vẫn giữ thói quen nhóm lửa như những ngày cháu còn thơ ngây. Bà vẫn nhóm bếp lửa, nhóm lên những niềm yêu thương, nhóm lên những nồi xôi, nồi sắn. Và vô tình, bà nhóm lên những tâm tình tuổi nhỏ của đứa cháu, những ngày tháng đói khổ ăn tạm lót dạ sống qua ngày. Tác giả đã sử dụng câu cảm thán ở cuối đoạn: "Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa ! " Bếp lửa đã trở thành điều kì lạ bởi đó là một hình ảnh bình dị nhưng đưa cả một dân tộc vượt qua những giai đoạn đói khổ, đau thương nhất, đưa đứa trẻ nghèo khổ từ làng quê đến những chân trời tươi sáng rộng mở ở phía trước. "Thiêng liêng" bởi nó trở thành biểu tượng cao đẹp của gia đình, quê hương, đất nước, ...
Bằng giọng thơ mượt mà, sâu lắng kết hợp linh hoạt nhiều biện pháp tu từ đặc sắc. Bằng Việt đã tái hiện chân thực hình ảnh một người bà tần tảo, chịu khó, thương cháu của mình. dành cả cuộc đời của mình để nhóm lửa. Ngọn lửa của tình yêu thương, của đức hi sinh, của sự chia sẻ tình làng nghĩa xóm; nhóm dậy cả bao tâm tư, tình cảm nơi đứa cháu thơ và gia đình, quê hương đất nước.
Bài thơ như một lời nhắc nhở chúng ta sau này có đi đâu cũng phải nhớ những người thân, những người cạnh mình từ thuở bé, nhớ về cội nguồn. Bài thơ còn bồi đắp thêm cho chúng ta biết yêu thương, kính trọng ông bà của mình hơn. Mặc dù đã mấy thập kỉ trôi qua, nhưng bài thơ vẫn trường tồn với thời gian. Vẫn là lời nhắc nhở đầy ý nghĩa cho ta về tình bà cháu.
CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK