Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Phân tích tâm trạng của người chinh phụ trong Tình...

Phân tích tâm trạng của người chinh phụ trong Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ của Đặng Trần Côn? Qua đó,anh (chị)hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về sự thủy c

Câu hỏi :

Phân tích tâm trạng của người chinh phụ trong Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ của Đặng Trần Côn? Qua đó,anh (chị)hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về sự thủy chung, sắt son của người phụ nữ Việt Nam

image

Lời giải 1 :

Đặng Trần Côn là tác giả của Chinh phụ ngâm - một tác phẩm lấy từ đề tài chia li trong chiến tranh, chinh phụ ngâm được viết vào đầu thế kỉ XVIII đã cho chúng ta thấy được một cuộc tiễn biệt thấm đẫm tâm trạng, đằng sau đó là nỗi đau người phụ nữ có chồng đi chinh chiến mà không hẹn ngày quay trở lại. Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã làm nỗi bật lên nỗi lẻ loi cô đơn cùng những nhớ mong, và có cả những khao khát hạnh phúc của người chinh phụ.
Mở đầu đoạn trích đó là những nỗi nhớ đau đớn trật vật của người chinh phụ khi mà không có chồng ở bên cạnh:


“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen
Ngoài rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiếp mà thôi
Buồn rầu chẳng nói nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương”

Không gian hết sức vắng lặng hưu hoắt chỉ có bước chân của người chinh phụ lẻ bóng bên hiên nhà. Người chinh phụ đã đứng ngồi không yên hết buông rèm rồi lại vắt rèm chờ tin chồng nơi phương xa, những việc làm ấy được lặp đi lặp lại một cách vô nghĩa nối thất vọng tràn trề ở ngoài hiên hay ở trong phòng vẫn lẻ voi cô đơn cất tiếng lên nói nỗi lòng bằng hình ảnh con chim thước đó là tiếng lòng của người chinh phụ. Thời gian vào lúc đêm khuya một mình một bóng dưới ánh đèn cũng khao khát đồng cảm hi vọng là người chồng sẽ quay trở về, ngọn đèn vô tri cô cảm đèn không thể an ủi nỗi buồn đau đớn lẻ loi. Hình ảnh người chinh phụ với ngọn đèn lặng lẽ trong phòng đã lẻ loi một mình mang lặng trong phòng.Trong nỗi bồn chồn khắc khoải ấy, nàng mong ngóng một một người có thể sẻ chia những tâm tư nhưng tất cả chỉ có một ngọn đèn khuya leo lét:

Gà eo óc gáy sương năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tự miền biển xa”

Thời gian vô cùng không gian mênh mông vô tận vùa diễn tả sự trôi chảy của thời gian vùa diễn tả sự dày vò của lòng người biết bao đêm người phụ nữ eo óc mà trong lòng tổn thức năm canh nghe tiếng gà gáy mà trong lòng tổn thức đến nhường nào. Tuổi trẻ dần phôi phai theo thời gian cây hòe lặng lẽ như niềm tin trong đêm gợi nhớ cảm giác hoang vắng với một tâm lí được nhân lên gấp bội cô đơn trải ra một không gian vô tận. Người chinh phụ đã thoát khỏi vòng vây cảm giác cô đơn nhưng không thoát khỏi nỗi buồn đau cô đơn lẻ loi. Bốn câu cuối của đoạn thơ được tác giả sử dụng với bốn từ gượng để nói lên với sự ép buộc:

“Hương gượng đốt hồn đà mê mải
Gương gượng soi lệ lại châu chan
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng”

Những biểu tượng ấy lại càng khơi sâu nỗi sầu cô đơn lẻ loi của người chinh phụ, ba từ gượng diễn tả cảm giác cô đơn chớ trêu trước cảnh gượng giây đàn bị đứt là sự đổ vỡ. Nỗi kinh hãi ngại ngùng của người chinh phụ khi cô đơn chọn kiếp cô phụ. Sống trong không gian cô đơn ấy, nàng chỉ biết nhớ về người chồng nơi biên ải xa xôi kia với một tấm lòng thủy chung, sắt son:
“Lòng này gửi gió đông có tiện
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Non yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”

Đoạn thơ ngắn mà diễn tả tâm trạng của nhân vât với thể thơ song thất lục bát đã diễn tả yêu cầu nội tâm của nhân vật với tâm trạng và nỗi niềm của người cinh phụ gửi tình yêu thương của mình nơi biên ải xa xôi nàng đã nhờ ngọn gió của mùa xuân, đó là một nỗi niềm mà người chinh phụ không biết gửi gắm vào đâu. Câu thơ bằng những từ láy thăm thẳm đã nói lên nỗi lòng của người chinh phụ đs là những cung bâc nhũng tình cảm sầu thương chiền miên không dứt đi sâu khám phá thế giới nội tâm của con người là một thành tựu của văn học ở thế kỉ thứ XVIII. Cảnh vật xung quanh chính là tâm cảnh bởi nó đã được nhìn bởi đôi mắt đẫm lệ, đã nhuốm màu tâm trạng của chủ thể trữ tình. Ý thơ đã đúc kết qui luật cảm xúc và có sự gặp gỡ với ý thơ của Nguyễn Du trong kiệt tác “Truyện Kiều”:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Câu thơ như một tấm bản lề khép lại nỗi nhớ nhung sầu muộn dẫn người đọc đến với nỗi sầu muộn của người chinh phụ trong câu thơ. 
Bên cạnh tài năng miêu tả tâm lí nhuần nhuyền bằng nhiều bút pháp được thể hiện qua thể thơ song thất lục bát mềm mại của tác giả, dịch giả Hồng Hà Nữ Sĩ còn thành công khi sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt một cách tinh tế và thanh nhã .Chính sự kết hợp của ngôn ngữ giàu về “thể chất” của Nguyễn Gia Thiều với cái linh hồn ngôn ngữ của Đoàn Thị Điểm đã làm cho ngôn ngữ bài thơ truyền tải được mọi cung bậc cảm xúc tinh tế nhất trong diễn biến tâm trạng của người chinh phụ. Tác phẩm đã góp phần vào tiếng nói đấu tranh, tố cáo chiến tranh phong kiến chia rẽ hạnh phúc lứa đôi đồng thời khẳng định quyền sống, quyền hạnh phúc nhân bản nhất của con người. Đó cũng là giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc nhất của tác phẩm.
Những vần thơ khép lại nhưng dường như nỗi đau của người chinh phụ vẫn còn đó. Niềm khao khát về một hạnh phúc từ đây mà trở thành niềm khao khát của cả một thời đại và thúc giục con người hành động để đạt dành được hạnh phúc mà mình đáng có.

 

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK