Câu 1:
-Đoạn thơ thuộc tác phẩm "Lượm" của Tố Hữu, viết năm 1949 - trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Câu 2:
-Tác dụng: các từ láy góp phần khắc họa hình ảnh chú bé Lượm xinh xắn, đáng yêu, nhanh nhẹn. các từ láy : loắt choắt , xinh xinh,thoăn thoắt ,nghênh nghênh.
Câu 3:
Trong văn bản "Lượm" có sử dụng các phép tu từ sau :
+ Hoán dụ :
" Ngày Huế đổ máu "
Từ " đổ máu " là hình ảnh chỉ sự thương vong trong chiến tranh . Trong chiến tranh không phải chỉ có máu đổ mà còn có bom rơi , đạn nổ, có nhà cháy , tài sản bị tàn phá , nhiều người chết nhưng từ " đổ máu " đủ nói sự phá hoại của chiến tranh.
+ So sánh :
" Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng "
Với nghệ thuật so sánh độc đáo , nhà thơ đã tái hiện lại cách thật cụ thể và sinh động hình ảnh một chú bé liên lạc : nhanh nhẹn , yêu đời , nhiệt tình tham gia phục vụ kháng chiến.
Câu 4:
Bài làm:
Đã là học sinh thì phải biết đến đến bài thơ Lượm do Tố Hữu – một nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ nói về Lượm, một cậu bé liên lạc thông minh, dũng cảm, nhanh nhẹn. Cậu đi thoăn thoắt, cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Ở những câu thơ cuối, vẫn là Lượm vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như một người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ. Dù "đạn bay vèo vèo", cái chết luôn rình rập nhưng cậu không hề sợ hãi. Trước nhiệm vụ phải truyền tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt qua tất cả, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. "Bỗng lòe chớp đỏ", Lượm đã hi sinh trên đất mẹ quê hương và hóa thân vào dáng hình xử sở. Tinh thần dũng cảm, sự thông minh và lòng yêu nước của Lượm sẽ là tấm gương để thế hệ trẻ Việt học hỏi.
Phần II,tạo lập văn bản
câu 1;
bài làm:
Có một lần tôi đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ trực nhật của mình, ấy vậy mà tôi không những không bị phê bình mà còn được biểu dương nữa. Chắc hẳn các bạn rất tò mò “Tại sao lại thế?” Tôi sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện ấy ngay sau đây.
Hôm ấy, thứ năm, trời mưa dầm dề. Tôi thấy thật xui xẻo vì đúng hôm tôi phải đến sớm trực nhật. Tôi mặc áo mưa, xắn quần đến đầu gối, chân thấp chân cao bước trên con đường nhão nhoét đầy bùn đất, ổ voi ổ gà sũng nước. Chợt tôi nhìn thấy từ xa một bà cụ gầy yếu xiêu vẹo chống chiếc gậy dò dẫm từng; bước một, người như muốn đổ. Tôi vội đi lại chỗ cụ, lễ phép hỏi:
- Thưa bà, bà có việc gì mà lại đi giữa trời mưa thế này ạ?
Bà cụ nhìn tôi, móm mém cười:
- À, đứa con gái của bà ở làng bên bị ốm. Bà lo quá nên sang xem sao.
Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt Tôi ái ngại nhìn con đường phía trước. Từ đây sang làng bên dễ đến hai cây số, liệu bà cụ có thể sang tới nơi? Ngần ngại một lúc, tôi nói với bà:
- Bà ơi, đường từ đây sang làng bên xa lắm. Hay bây giờ, bà vịn vào tay cháu, cháu đưa bà sang làng bên nhé!
Bà cụ mừng rỡ:
- Bà cũng đang lo, đường trơn quá, lỡ ngã thì khổ lắm. May quá, có cháu giúp bà rồi.
Thế là hai bà cháu tôi, bà vịn cháu, cháu đỡ bà cùng “dắt” nhau đi. Trời sáng dần, một số anh chị học sinh cũng đang trên đường tới trường. Có anh chị còn vô lễ, lấn đường của bà cháu tôi. Trời mỗi lúc một mưa to, gió mỗi lúc một thổi mạnh. Thấy bà cụ co ro, răng đập vào nhau lập bập, tôi biết là bà đang lạnh. Bà lẩm bẩm: “Thời tiết thế này chỉ tội con người thôi”. Tôi vội dừng lại, cởi áo khoác của mình ra choàng lên người bà cụ. Bà tấm tắc khen:
- Cháu thật ngoan ngoãn!
Dần dần, hai bà cháu cũng tới được làng bên. Bà cảm ơn tôi mãi. Đợi bà vào làng rồi, mặc trời mưa, tôi ba chân bốn cẳng chạy tới lớp. Muộn gần nửa tiếng. May quá, bạn Hà cùng bàn đã trực nhật giúp tôi, Cô giáo phê bình:
- Hôm nay bạn Dương đã không hoàn thành nhiệm vụ trực nhật của mình lại còn đi học muộn. Cô phê bình bạn Dương trước lớp.
Tôi liền đứng dậy, xin phép cô kể lại nguyên nhân đi học muộn để cô và các bạn nghe. Cô giáo và cả lớp hiểu ra mọi chuyện cô không phê bình tôi nữa mà còn biểu dương:
- Bạn Dương tuy đi học muộn nhưng đã làm được một việc tốt, thật đáng khen. Cô sẽ đề nghị cả lớp cho bạn một tràng pháo tay động viên nào.
Tuy hơi mệt nhưng khi được cô giáo khen, tôi cảm thấy rất vui vì đã làm được một việc tốt. Quả đúng như lời mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt.
Câu 2:
bài làm;
Quê hương em không trù phú, giàu có nhưng luôn yên ả, thanh bình với những khung cảnh quen thuộc mà rực rỡ, tươi đẹp. Cảnh nào cũng mang những vẻ đẹp riêng. Nếu mùa xuân gợi về một điệu xanh: xanh trúc, xanh tre, xanh bèo, xanh lá và cả xanh trời, thì mùa thu lại thơm nồng hương lúa chín, mùa đông kéo cả cái rét thấu da thấu thịt về trên quê hương. Nhưng cảnh quê hương vào buổi sáng mùa hè lại để lại trong em ấn tượng sâu đậm nhất.
Trời tờ mờ sáng. Màn sương giăng mắc nơi đầu thôn ngõ xóm. Sương đọng lại trên những vòm lá xanh, long lanh như hạt ngọc. Trên trời từng vệt sao li ti vẫn tỏa sáng lấp lánh. Thỉnh thoảng có cơn gió nhẹ thổi qua lay động cả hàng tre đầu làng. Tiếng xào xạc, vi vu như tấu lên bản hòa ca ca ngợi vẻ đẹp của quê hương. Xa xa, vẫn thấy thấp thoáng ánh đèn vàng mờ ảo chưa tắt trong chiếc chòi nhỏ ven sông. Đâu đây đã nghe thấy tiếng gà gáy “Ò...ó…o” gọi mọi người thức dậy, chào đón một ngày mới. Bà em hay bảo, gà có tính hiếu thắng. Trong xóm, chỉ cần có một con cất tiếng gáy là tất cả các con còn lại đồng loạt gáy theo. Chúng cứ gân cổ lên mà gáy, vỗ cánh phành phạch để khoe chất giọng nội lực của mình. Người dân trên quê hương em vốn hay lam hay làm, cần cù, chịu khó, nên trời chưa sáng hẳn mà các bác, các cô, các dì đã thức dậy. Người vác cuốc ra đồng, người quẩy gánh hàng rong ra chợ bán. Tiếng cười nói rôm rả, tiếng gọi nhau í ới, tiếng xe kéo lộc cộc, tiếng giục trâu đi cày rậm rịch làm rộn rã cả xóm làng. Nhịp sống cứ thế chậm trôi, làm nên bản sắc quê hương Việt Nam.
Vừng Đông, những tia nắng đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Ông mặt trời như lòng đỏ từ từ nhô lên sau rặng tre đầu làng, nở nụ cười phúc hậu chào đón nhân gian. Sương tan dần, đất trời như thay áo mới. Chiếc áo được dệt nên bởi màu sắc rực rỡ và âm thanh tươi vui. Nắng lên, bầu trời xanh và cao hơn. Những đám mây trắng bồng bềnh hững hờ trôi. Những chú chim thoăn thoắt truyền từ cành nọ sang cành kia như những cô cậu nghịch ngợm. Tiếng chim ríu rít của chim sâu cùng với tiếng ngân vang của dàn đồng ca mùa hạ như gọi về một miền kí ức xa xôi. Nắng len lỏi vào khu vườn của bà, mơn man những trái chín ngọt lành. Nắng hòa điệu với những nụ cười trong sáng, rạng rỡ của các cô cậu học trò, đang rảo bước trên con đường làng đầy sỏi đá.
Phóng tầm mắt ra xa thấy con sông quê đã cựa quậy mình thức dậy. Đứng trên triền đê nhìn xuống dòng sông như dải lụa đào thướt tha, yêu kiều bao quanh lấy xóm làng thân thuộc. Bên bờ, hai hàng liễu rủ đang soi bóng mình trên mặt nước giống những cô gái tuổi đôi mươi vẫn còn đỏm dáng làm duyên. Mặt nước phẳng lặng như chiếc gương soi phản chiếu mây trời. Thỉnh thoảng, có chú rái cá nhảy lên đớp mồi rồi nhanh chóng lặn xuống, để lại những vòng tròn lan xa. Bác nông dân đã dẫn đàn vịt xuống sông. Con nào, con nấy đều béo trùng béo trục với bộ lông trắng ngà. Chúng cứ kêu “Cạp…cạp” liên hồi nghe thật vui tai.
Cánh đồng lúa nằm hai bên bờ sông. Cánh đồng lúa mượt mà như tấm thảm nhung trải ra tít tắp đến tận chân trời. Hương lúa thơm nồng hòa quyện với mùi đất quê hương, làm nên một mùi thơm ngai ngái mà bất cứ người con xa quê nào cũng đều nhớ về. Xa xa từng đàn cò trắng đang chao liệng đôi cánh. Thấp thoáng bóng dáng lưng còng của người dân quê cần cù, chăm chỉ. Cô gió khẽ thổi một vài cơn gió nhẹ để hong khô những giọt mồ hôi nóng hổi đang lăn dài trên má ai.
Quê hương em vào buổi sáng mùa hè thật đẹp, nó khiến cho bất cứ ai xa quê đều mong muốn được trở về, đắm mình trong làn nước trong lành, được đất mẹ bao bọc, che chở, yêu thương. Ngắm nhìn quê hương mình, em tự nhủ sẽ phấn đấu học hành chăm chỉ để xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
xin hay nhất ạ
Với tình thương bao la dành cho đứa cháu nhỏ của mình, nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác một bài thơ mang đầy cảm xúc. Bài thơ ấy mang tên Lượm. Trong đoạn trích trên, tác giả đã miêu tả sự đáng yêu của chú bé liên lạc. Thân hình nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn. Miệng lúc nào cũng huýt sáo vang như một chú chim chích thích vui đùa. Khi miêu tả đến hình ảnh này, tác giả muốn nói rằng Lượm như một chú chim nhỏ. Thích bay nhảy tự do, hồn nhiên và lạc quan. Cho thấy rằng Lượm luôn muốn đất nước độc lập, tự do, không có chiến tranh.
___________
Chúc bạn hok tốt :>
Xin hay nhất cho nhóm ^^
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK