Bạn xem bài!!!
PHẦN I:
Câu 1:
- Đoạn văn trên được trích trong văn bản "Bức tranh của em gái tôi", của tác giả Tạ Duy Anh.
- Phương thức biểu đạt chính: tự sự
+ Giải thích: Thật ra đoạn này có 2 loại PTBĐ là tự sự ( kể lại câu chuyện của mình-người anh tự kể) và biểu cảm ( chính là phần miêu tả diễn biến tâm lí tâm trạng của nhân vật). Nhưng vì đề bài hỏi về PTBĐ chính nên mình cho là tự sự nhé!!!
Câu 2:
+ rồi: chỉ sự tiếp diễn tương tự
+ kia: chỉ kết quả và hướng
+ sẽ: chỉ khả năng
+ đấy: chỉ kết quả và hướng
Câu 3:
- Văn bản trên được kể theo ngôi thứ nhất (người anh tự kể)
- Tác dụng:
+ Tạo được không khí gần gũi, chân thực với người nghe vì người anh chính là người trong cuộc+ Giúp cho độc giả hiểu được tâm trạng của người anh
+ Nhân vật người anh tự kể chuyện về mình để bộc lộ những suy nghĩ, cảm nhận, tâm trạng của mình. Người anh không hề nhận được sự phê phán, góp ý của ai mà những sai sót, hạn chế của nhân vật đều được chính mình tự ý thức, tự nhận ra, tự soi xét bản thân để rồi tự thay đổi chính mình cho tốt, hoàn thiện nhân cách của mình. Điều này khiến cho câu chuyện càng trở nên ý nghĩa và sâu sắc.
Câu 4:
Lòng đố kị, ganh ghét như một con rắn độc khiến cho con người ta trở nên ích kỷ, nhỏ nhen. Điều đó thể hiện rất rõ qua nhân vật người anh trong văn bản " Bức tranh của em gái tôi" do tác giả Tạ Duy Anh sáng tác. Trước khi tài năng của em gái bị phát hiện, người anh trai ra vẻ kẻ cả, xem thường em vì Mèo lúc nào cũng nghịch ngợm bẩn thỉu nhưng từ khi tài năng tài năng hội họa của cô em được phát hiện thì người anh trai lại cảm thấy mình " bất tài nên bị đẩy ra ngoài, nhiều lần muốn gục xuống khóc". Dần dần cậu "không thân với em nữa", chỉ một lỗi nhỏ của Phương là cậu "gắt um lên" nhưng cậu bé ấy lại làm một việc mà bản thân "vẫn coi khinh"- " xem trộm những bức tranh của Mèo". Khi được tận mắt thấy những bức tranh đó rất đẹp, rất ngộ nghĩnh, người anh trai "lén trút ra một tiếng thở dài" đầy bất lực. Lúc này, sự mặc cảm, tự ti đã được đẩy lên đến đỉnh điểm và có lẽ, lòng ghen tị sẽ chia rẽ tình cảm của hai anh em trong một thời gian dài nếu như không có bức tranh "Anh trai tôi". Bức tranh đó chính là tâm hồn trong sáng, lòng nhân hậu, vị tha của tình thương mà Kiều Phương dành cho anh trai. Đứng trước bức tranh, người anh cảm thấy "thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ". Người anh cảm thấy "ngỡ ngàng" vì em gái coi mình là "người thân thuộc nhất" và chọn mình để để vẽ theo lời của chú Tiến Lê. Khi mình là nhân vật chính trong bức tranh đoạt giải Nhất, được nhiều người chiêm ngưỡng, trong tranh mình rất đẹp và mình là anh trai của tác giả bức tranh đạt giải Nhất nên người anh cảm thấy rất "hãnh diện" nhưng cũng thật "xấu hổ" vì đã ích kỉ, nhỏ nhen, xa lánh, đố kị với em. Chính sự nhân hậu và tâm hồn trong sáng của cô em gái đã giúp người anh nhận ra phần còn hạn chế của mình. Vì thế, cậu bé này vừa đáng trách, vừa đáng thương và cũng đáng được tha thứ. Câu chuyện này là truyện ngắn đạt giải Nhì trong cuộc thi viết "Tương lai vẫy gọi". Qua câu chuyện, chúng ta nhớ tới nhân vật cụ Bơ-me trong văn bản "Chiếc là cuối cùng".Khi biết tâm trạng chán nản của Giôn-xi, cụ lẳng lặng vẽ trên tường trong đêm gió tuyết để nhen lên niềm tin, niềm hi vọng và nghị lực sống cho Giôn-xi.
PHẦN II:
Câu 1:
- Khổ thơ được lặp lại 2 lần là:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng
- Tác dụng:
+ Nghệ thuật: Kết cấu vòng tròn hay còn gọi là điệp cấu trúc
+ Nội dung: Sự lặp lại của 2 khổ thơ cuối cho ta thấy Lượm vẫn tiếp tục làm liên lạc, Lượm vẫn như ngày nào. Quân thù tuy đã giết chú bé nhưng không thể giết chết ý chí và hình bóng của cậu trong lòng chúng ta. Nói về sự bất tử của nhân vật Lượm, chú bé vẫn còn sống mãi cùng quê hương, đất nước.Vì thời gian có hạn nên mình ko thể làm đc câu 2 của phần 2
Mong bạn thông cảm!!!XIN CTLHN Ạ!!!CAM KẾT 100% KO CHÉP, CÓP MẠNG!!!
Câu 1:
- Đoạn văn trên được trích trong văn bản: " Bức tranh của em gái tôi " của tác giả Tạ Duy Anh.
- Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là tự sự.
Câu 2: 4 phó từ trong đoạn văn trên và tác dụng:
+ rồi: chỉ sự tiếp diễn tương tự.
+ kia: chỉ kết quả và hướng.
+ sẽ: chỉ khả năng.
+ đấy: chỉ kết quả và hướng.
Câu 3: Văn bản trên được kể theo ngôi thứ nhất. Tác dụng: người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình.
Câu 4: Bài làm
Người anh trai đứng xem bức tranh của em gái với bao tâm trạng. Anh vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là mình. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Anh đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ nhắn của mình. Những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa choáng váng lại vừa muốn khóc. Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và câm lặng.
Tus đã nói là ko cần làm phần 2 rồi ạ.
Chúc bạn học tốt!
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK