Câu 1
Cuộc sống là một vòng tuần hoàn: có sinh ắt có tử; có buồn thì cũng có vui; có những lúc thăng và trầm luân chuyển; có kết thúc và cũng có khởi đầu.
“Một chiếc lá vàng tự bứt khỏi cành rơi xuống gốc. Cái gốc tròn mắt ngạc nhiên hơi:
- Sao sớm thế?
Lá vàng giơ tay lên chào, cười và chỉ vào những lộc non”
Chiếc lá kia đã sống hết một đời và tự nguyện lìa cành ra đi. Nhưng dường như nó không có vẻ gì là buồn bã hay hối tiếc. Nó ra đi với một nụ cười. Một người thầy đã từng nói với tôi rằng: khi sinh ra trên đời, con khóc oe oe và mọi người nhìn con mỉm cười; hãy sống sao để khi con từ giã cuộc đời, mọi người xung quanh con đều rơi lệ chỉ riêng mình con mỉm cười.
Câu chuyện nhấn mạnh đến cách thức mà “chiếc lá vàng” rời khỏi cáicây nó đã bám víu lâu nay: nó “tự bứt” khỏi cành cây sớm hơn thời gianmà nó có thể tồn tại, khiến cái gốc phải bật hỏi: “Sao sớm thế?”. Điều quan trọng hơn nữa là cách “chiếc lá vàng” nhìn nhận về sự ra đicủa mình: mỉn cười và “chỉ vào những lộc non”. Đó là sự thanh thản khichiếc lá đã tìm thấy được ý nghĩa cho cuộc đời của mình: tự nguyện hysinh để nhường chỗ cho một thế hệ mới ra đời.
Từ đó ta thấy câu chuyện cho ta một bài học về lẽ sống ở đời: Phải biết sống vìngười khác, dám chấp nhận cả những thiệt thòi, hy sinh về phía bản thânmình. Đó cũng chính là một trong những cách sống để khẳng định ýnghĩa sự sống của mỗi con người.
Mỗi phút giây được sống, được yêu thương trên cõi đời này là niềmhạnh phúc tuyệt diệu của mỗi con người trên thế gian này. Vì vậy, bất cứai cũng quý trọng từng giây từng phút của cuộc đời mình. Thế nhưng,giá trị sự sống của mỗi con người lại không phải là sự tồn tại được đobằng giờ, bằng phút, bằng năm…, đúng như Bailey đã từng nói “điềuquan trọng không phải chúng ta sống được bao lâu mà là chúng ta đã sống như thế nào”.
Lẽ sống cống hiến, hy sinh vì những người thương yêu, vì sự tiến bộcủa nhân loại là một phương cách để con người tìm được ý nghĩa, giá trịsự sống của bản thân. Bởi khi trao yêu thương cũng là lúc mỗi ngườiđược nhận lại những niềm hạnh phúc ngập tràn của lòng biết ơn, sự cảmphục… Ngay cả khi chấp nhận hy sinh sự sống quý báu của bản thânmình cũng là lúc con người bất tử hóa giá trị sự sống của mình trong sự sống của những thế hệ tiếp sau…
Từ mối quan hệ giữa “lá vàng” và “lộc non” câu chuyện cũng đưara một quy luật của sự sống: Cuộc sống là một sự phát triển liên tục màở đó cái mới thay thế cái cũ là điều tất yếu. Mỗi chúng ta cần phải nhậnthức rõ quy luật đó để tránh trở thành những vật cản của bánh xe lịch sử;đồng thời phải biết đặt niềm tin và tạo điều kiện cho thế hệ trẻ có cơ hộiđể khẳng định mình và thúc đẩy xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ.
Quay trở về với câu chuyện ngụ ngôn. Khi rơi xuống chiếc lá vàng giơ tay lên chào cái gốc. Điều đó phải chăng thể hiện sự tri ân? Bởi gốc là nguồn, là khởi điểm của mọi thân cành. Ở đây ta nhận thêm một thông điệp: sống là phải có trước có sau, không quên ân những cội rễ của mình. Hay chính là câu tục ngữ mà cha ông ta vẫn dậy “uống nước nhớ nguồn”
Hành động sau cùng của chiếc lá “cười và chỉ vào những lộc non” thật nhiều ý nghĩa. Đó là nụ cười viên mãn, hiền hòa, an nhiên đón nhận cái chết nhưng vẫn không quên gửi gắm tình cảm vào thế hệ sau. Một vòng tuần hoàn nhỏ trong chuỗi tuần hoàn lớn đã khép lại để chương mới được mở ra. Sự khởi đầu của một kết thúc lại bắt đầu.
Câu 2
I.MB :
Sóng Hồng là bút danh của Trường Chinh. Thơ Sóng Hồng là tác phẩm thơ duy nhất của Trường Chinh. Bài thơ Đi họp trong tập thơ của ông rất hay, được nhiều người yêu thích. Đặc biệt trong bài lời nói đầu tập thơ Cùng bạn đọc, Sóng Hồng có nhiều ý kiến sâu sắc nói lên quan niệm của ông về thơ. Đây là một trong những định nghĩa về thơ của Sóng Hồng: Thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng.
II.TB :
1. Giải thích nhận định:
– Thơ là thơ: Thơ trước hết phải là chính nó, nghĩa là phải mang đầy đủ những đặc trưng riêng khác với bất kì loại hình nghệ thuật nào: truyện, kịch… Thơ là phương thức trữ tình, là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc được thể hiện bằng một cấu tạo ngôn ngữ đặc biệt.
– Thơ đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng:
+ Thơ là họa: Họa có nghĩa là hội họa, đặc trưng ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình, thơ có thể gợi lên trong tâm trí người đọc những hình ảnh, chi tiết sống động, chân thực như bản thân sự sống vốn có.
+ Thơ là nhạc: Nhạc là âm nhạc. Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính. Tính nhạc của thơ thể hiện ở: thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp, thanh điệu,…
+ Thơ còn là chạm khắc: Khả năng tạo dựng hình khối, đường nét sống động, chân thực của ngôn ngữ thơ ca.
=> Sóng Hồng đã khẳng định tính chất kì diệu của thơ ca: thơ là thơ nhưng thơ còn có màu sắc, đường nét của hội hoạ, thanh âm của âm nhạc và hình khối của chạm khắc. Tuy nhiên, tất cả những biểu hiện ấy phải được thể hiện theo “một cách riêng” nghĩa là nhà thơ phải có phong cách nghệ thuật riêng.
2. Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà để chứng minh nhận định trên
– Chất thơ của Bạn đến chơi nhà :
+ Bài thơ “Bác đến chơi nhà” thể hiện tình cảm mộc mạc của tác giả dành cho bạn mình, một tình cảm không vì vật chất mà xuất phát từ tình cảm thân thiết của hai bên. Dù bác tới chơi nhà không có gì tiếp đãi bác tử tế, thì tình bạn của hai người vẫn thân thiết, keo sơn gắn bó vì họ thật sự hiểu tấm lòng chân thành của nhau.
+ Ngôn ngữ thơ giản dị, gần gũi với đời sống .
– Bạn đến chơi nhà cũng là bài thơ giàu chất hoạ, chất nhạc và điêu khắc:
+ Chất họa :
Tác giả đã tạo ra một tình huống, một hoàn cảnh rất đặc biệt khi bạn đến chơi nhà:
* Muốn ra chợ thì chợ xa
* Muốn sai trẻ thì trẻ đi vắng
* Muốn bắt cá thì ao sâu
* Muốn đuổi gà thì vườn rộng, rào thưa
* Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được
* Miếng trầu cũng không có
⇒ Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó cho thấy hoàn cảnh éo le của tác giả
+ Chất nhạc:
* Nhịp thơ 3/4: tạo âm hưởng nhịp nhàng, chậm rãi, khoan thai
* Phép đối chặt chẽ, lặp cấu trúc cụm từ, sử dụng tính từ, từ phủ định…
+ Đường nét của điêu khắc: chạm khắc được tình cảm sâu sắc của nhà thơ đối với bạn, khẳng định một tình bạn đậm đà thắm thiết, trọn vẹn mà trong sáng, vượt qua mọi thử thách tầm thường.
– Bài thơ Bạn đến chơi nhà thể hiện phong cách riêng, độc đáo của Nguyễ khuyến .
3. Đánh giá chung
– Bài thơ Bạn đến chơi nhà xứng đáng là một trong những thi phẩm xuất sắc của nền văn học trung đại Việt Nam .
III.KB :
- Thơ là kết quả của sự thăng hoa cảm xúc, là sản phẩm tinh thần của nhà thơ. Mỗi bài thơ là sự kết tinh vốn văn hoá, thể hiện cái nhìn về cuộc đời và biểu hiện những trạng thái xúc cảm của người sáng tác.
- Để sáng tác được những bài thơ hay, nhà thơ không chỉ cần cảm xúc mãnh liệt, chân thành mà còn cần có tài năng trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, thanh điệu, nhịp điệu thật độc đáo để tạo được phong cách riêng của mình.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK