VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Thượng kinh kí sự)
-Lê Hữu Trác-
$\triangleright$Một số thông tin khái quát về tác phẩm:
`-`“Vào phủ chúa Trịnh” là một đoạn trích được rút ra từ “Thượng kinh kí sự” nhằm thuật lại sự việc Thuật lại việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán.
`-` Tác phẩm "Thượng Kinh Ký Sự"
`@`Được viết bởi Hải Thượng Lãn Ông( biệt hiệu), tên thật là Lê Hữu Trác - một nhà y học được coi là ông tổ của ngành y học cổ truyền của Việt Nam đồng thời là nhà văn, nhà tư tưởng của thời đại. Được in trong phần phụ lục của Y Tông Tâm Lĩnh, in năm 1885.
`@`Thể loại: Tác phẩm được viết bằng thể kí sự - một thể loại văn học mới xuất hiện ở thế kỉ XVIII, ghi chép những câu chuyện, những sự việc có thực và tương đối hoàn chỉnh
`@`Nội dung: Thượng kinh kí sự ghi lại những chuyện mắt thấy tai nghe của Lê Hữu Trác trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm. Tập kí sự tả lại quang cảnh kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và thế lực, quyền uy của nhà chúa. Câu chuyện kết thúc với việc Lê Hữu Trác được về lại quê nhà, trở về với cuộc sống tự do trong tâm trạng hân hoan để tiếp tục cống hiến đời mình cho y thuật.
`@` Được chia thành 10 tiểu mục bởi Phan Võ(Giã nhà lên kinh; Vào Trịnh phủ; Nhớ quê nhà; Làm thuốc và làm thơ; Đi lại với các công khanh; Tình cờ gặp người cũ; Ngâm thơ, thưởng nguyệt; Về thăm cố hương; Vào phủ chúa chữa bệnh; Trở về quê cũ)
`@` Năm sáng tác: viết vào thập niên 80 của thế kỷ XVIII ( năm 1781) – một giai đoạn rối ren của triều đình phong kiến Lê Trịnh trước khi vua Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà.
`@`Có giá trị học thuật, chính học cao, đánh dấu sự phát triển mới của thể kí Việt Nam thời trung đại.
_________________________________________________________________________________
$\triangleright$Đặc trưng của thể loại kí sự:
`-`Ký sự là một thể thuộc loại hình ký nhằm ghỉ chép lại một câu chuyện, một sự kiện tương đối hoàn chỉnh.
`-`Ký sự có quy mô tương ứng với truyện ngắn hoặc truyện vừa.
`-`Ký sự có những đặc điểm chung với bút ký như : viết về người thật việc thật mà tác giả trực tiếp chứng kiến ; cốt truyện khống chặt chẽ như trong truyện ; sử dụng nhiều biện pháp và phương tiện biểu đạt nghệ thuật,
`-`Song ở ký sự, phần bộc lộ cảm nghĩ của tác giả và những yếu tố liên tưởng, nghị luận thường ít hơn ở bút ky, tuỳ bút.
`-`Có thể nói trong các tiểu loại của ký thì ký sự gần với truyện hơn cả.
`-`Thiên về tự sự, là một trong những thể loại của ký.
`-` Bố cục: trong kí sự thường tuân theo suy nghĩ, sự liên tưởng của tác giả
`-` Ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ hình tượng, ẩn dụ hướng tới phản ánh nội tâm nhân vật.
_________________________________________________________________________________
$\triangleright$Chỉ rõ từng nét tiêu biểu, thành công của tác phẩm từ góc nhìn thể loại:
`-`Thông qua việc tais hiện bức tranh về quang cảnh và cách sinh hoạt trong phủ chúa Trinh thể hiện giá trị hiện thực sâu sắc- xa hoa hưởng lạc lấn lướt quyền vua của nhà chúa – mầm mống dẫn tới sự thối nát của triều đình phong kiến Việt Nam.
`-` Kết hợp việc ghi chép chi tiết với việc miêu tả sinh động những điều “mắt thấy tai nghe”, bộc lộ thái độ đánh giá kín đáo của tác giả đối với hiện thực tại phủ chúa Trịnh.
`-`Tác phẩm được tạo thành như hai nhân tố quan trọng: sự thật và giá trị nghệ thuật. Tác phẩm được sử dụng kết hợp giữa các biện pháp nghệ thuật, phép tu từ không xa rời thực tại, mà là cách tái hiện thực khách quan dưới con mắt của Lê Hữu Trác, luôn tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả( hiện thực cuộc sống đương thời)
`-` Bố cục tác phẩm được hình thành từ những trải nghiệm của tác giả Lê Hữu Trác, kết hợp suy nghĩ, liên tưởng để làm nổi bật sự việc, vấn đề được kể, qua đó bộc lộ chiều sâu trong tư tưởng, cảm xúc của nhân vật chủ thể( tác giả).
`-` Phản ánh vấn đề sự hình thành tính cách của cá nhân trong tương quan với hoàn cảnh, sự kiện lịch sử đương thời.
`-` Không có cốt truyện cụ thể.
`-` Mang tính chính xác, xác thực cao phục vụ kịp thời hơn cho những nhu cầu hiểu biết sự thật, những thông tin thực tế của người đọc.
`-` Có giá trị như những tư liệu lịch sử quý giá, phản ánh xã hội với nhiều mục nát, bất công, quan lại tha hóa, suy đồi đạo đức.
`-` Thông qua sự việc, bộc lộ cái "tôi" của nhân vật trữ tình, qua đó người đọc cảm nhận được tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người của Hải Thượng Lãn Ông.
_________________________________________________________________________________
$\triangleright$Hệ thống luận điểm:
`1.` Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh:
`-`Quang cảnh:
Cảnh bên ngoài.
Cảnh bên trong.
`+`Cảnh bên ngoài:
`@` Đi từ ngoài vào:" Những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp”. “ Đâu đâu cũng là cây cối um tùm chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương" ở mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác, “ ai muốn ra vào phải có thẻ” khuôn viên phủ chúa có “ Hậu mã quân túc trực” để chúa sai phái đi truyền lệnh.
`+`Cảnh bên trong:
`@`Những nhà"Đại đường", " Quyền bồng”, “ gác tía"
`@`Những chiếu gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt, cung nhân xúm xít, mặt phần áo đỏ...( những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy)
`@`Khi đến nội cung của thế tử thì càng xa hoa, tráng lệ hơn: phòng thắp nến, có sập thếp vàng, ghế rồng sơn son thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm, màn là che ngang sân
`=>`Khung cảnh cực kì xa hoa tráng lệ nhằm khẳng định quyền uy tột cùng của một vị chúa.
`-` Cách sinh hoạt.
`@` Trong phủ chúa " người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi"
`@` Nhiều thủ tục đến mức tác giả phải "Nín thở đứng chờ ở xa".
`@` Nhắc đến chúa Trịnh và con trai ngài đều phải thể hiện sự cung kính, lễ độ.
`@` Được mời đến mà không thấy được mặt của chúa Trịnh, chỉ làm theo mệnh lệnh quan Chánh Đường truyền đạt lại".
`@` Quanh thế tử có đến bảy, tám thầy thuốc phục dịch, khi vào thì phải quỳ lạy 4 lạy, xem mạch xong lại lạy 4 lạy trước khi lui ra.
`@` Muốn xem thân hình phải xin phép quan
`=>` Khuôn phép, lễ nghi cho thấy sự cao sang, quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa.
`2.`Thái độ và tâm trạng tác giả khi vào phủ chúa Trịnh.
`-` Dửng dưng trước những quyến rũ của vật chất.
`- `Không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời
`- `Chữa bệnh: Chỉ ra căn bệnh cụ thể, nguyên nhân của nó, một mặt ngầm phê phán “Vì Thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”
`-`Có sự xung đột giữa hai suy nghĩ: một cuộc đấu tranh giằng co bên trong tâm trí của người y sĩ.
`@`Sợ chữa có hiệu quả ngay, chúa sẽ tin dùng, công danh trói buộc.
`@`Phương sách hòa hoãn, kéo dài thời gian chữa bệnh để ông có thể về lại quê nhà.
`->`Song y đức, trách nhiệm nghề nghiệp, lương tâm, tấm lòng đối với ông cha và phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã lên tiếng. Ông dám nói thẳng và chữa thật căn bệnh của thế tử. Ông kiên quyết bảo vệ quan điểm của chính mình mặc dù ko thuận với số đông.
`=>` Đó là một người thầy thuốc uyên thâm, có lương tâm và đức độ. là người có nhân cách cao đẹp, khinh thường danh lợi, quyền quý. Một nhân cách cao đẹp, khinh thường lợi danh, quyền quí, quan điểm sống thanh đạm, trong sạch.
`3.` Nghệ thuật.
`+`Lời kể hấp dẫn, chân thực.
`+`Kết hợp văn xuôi và thơ giúp tăng chất chữ tình, bộc lộ cái tôi của tác giả, phản ánh hiện thực cuộc sống: sự xa hoa, quyền quý của quan lại, đối nghịch với những người dân nghèo quanh năm bị bóc lột, chà đạp lên hạnh phúc của bản thân.
`+`Có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả.
`+` Ngôn từ chân thực, tài năng quan sát tỉ mỉ, tinh tế.
`+` Bút pháp kí sự đặc sắc, hấp dẫn.
`+` Ghi chép tản mạn, chủ quan , không gò bó theo hệ thống kết cấu song vẫn tuân theo mạch tư tưởng, cảm xúc chủ đạo.
`+` Có sự lựa chọn những chi tiết "đắt giá" tăng tính hấp dẫn, qua đó bộc lộ một cách kín đáo đánh giá, suy nghĩ của tác giả.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK