Câu 1. Phản xạ không điều kiện có đặc điểm nào dưới đây ?
A. Mang tính chất cá thể, không di truyền.
B. Trung ương nằm ở trụ não và tủy sống.
C. Dễ mất đi khi không được củng cố.
D. Số lượng không hạn định.
Câu 2. Phản xạ có điều kiện mang đặc trưng nào sau đây ?
A. Có sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời.
B. Cung phản xạ đơn giản.
C. Mang tính chất bẩm sinh.
D. Bền vững theo thời gian.
Câu 3. Phản xạ nào dưới đây là phản xạ có điều kiện?
A. Bỏ chạy khi có báo cháy.
B. Nổi gai gốc khi có gió lạnh lùa.
C. Vã mồ hôi khi tập luyện quá sức.
D. Rụt tay lại khi chạm phải vật nóng.
Câu 4. Phản xạ nào dưới đây không có sự tham gia điều khiển của vỏ não ?
A. Tim đập nhanh khi nhìn thấy chó dại chạy đến gần.
B. Môi tím tái khi trời rét.
C. Né sang đường khác khi thấy đường đang đi tới bị tắc.
D. Xếp hàng chờ mua bánh Trung thu.
Câu 5. Phản xạ nào dưới đây có thể bị mất đi nếu không thường xuyên củng cố ?
A. Co chân lại khi bị kim châm.
B. Bật dậy khi nghe thấy tiếng chuông báo thức.
C. Đỏ bừng mặt khi uống rượu.
D. Vã mồ hôi khi lao động nặng nhọc.
Đáp án:
Câu `1:`
B. Trung ương nằm ở trụ não và tủy sống
Giải thích: Trung ương nằm ở trụ não và tủy sống là đặc điểm của phản xạ không điều kiện.
Câu `2:`
A. Có sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời
Giải thích: Có sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời là đặc trưng của phản xạ có điều kiện.
Câu `3:`
A. Bỏ chạy khi có báo cháy
Giải thích: Bỏ chạy khi có báo cháy là phản xạ có điều kiện
Câu `4:`
B. Môi tím tái khi trời rét
Giải thích: Môi tím tái khi trời rét là phản xạ không điều kiện, không có sự ảnh hưởng của vỏ não.
Câu `5:`
B. Bật dậy khi nghe thấy tiếng chuông báo thức
Giải thích: Bật dậy khi nghe thấy tiếng chuông báo thức là phản xạ có điều kiện có thể bị mất đi nếu không thường xuyên củng cố
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK