`+`Mở bài:
Hoài Thanh đã từng nói rằng:“Nếu như cảm hứng nhân bản nghiêng về đồng cảm với những khát vọng rất người của con người, cảm hứng nhân văn thiên về ngợi ca vẻ đẹp của của con người thì cảm hứng nhân đạo là cảm hứng bao trùm” Thật vậy, đối với người thi nhân mà nói, nghệ thuật chân chính phải là sự nhân đạo từ trong cốt tủy, nghiên bút của anh phải chấm vào hiện thực cuộc sống, phải có một trái tim đồng cảm với những kiếp sống bất hạnh, khổ đau, văn chương của anh phải là tiếng nói đại diện cho những tiếng khóc khổ đau ấy. Nguyễn Du cũng vậy, sống trong một xã hội với những chuyển biến của thời đại, thấu từng giọt mồ hôi, nỗi khổ của nhân dân, văn chương của ông được ươm mầm từ địa hạt sáng tạo mà cái nôi chính là"cuộc sống" để cho ra đời tác phẩm "Truyện Kiều" phản ánh xã hội mục nát đương thời, với thân phận bất hạnh của người con gái tài sắc Thúy Kiều luôn neo đậu mãi trong tâm khản của người đọc. Một người con gái tài sắc vẹn toàn, qua đoạn trích" "Chị em Thúy Kiều" ta có thể cảm nhận về vẻ đẹp ấy một cách tỉ mỉ, tinh tế, qua đó chính là sự dự báo về số phận sóng gió, trắc trở của nàng Kiều.
`+`Kết bài:
Bằng tài năng, sự phong phú trong ngôn từ của mình, Nguyễn Du đã vẽ lên bức tranh chân dung vừa điển nhã, vừa cảm nhận được tâm hồn tính cách của nhân vật, và dự báo cả về tương lai, số phận trắc trở của Thúy Kiều. Có thể nói rằng Nguyễn Du đã đẩy nghệ thuật tả người đạt đến đỉnh cao của văn học trung đại, khi ngôn ngữ miêu tả tinh tế, điêu luyện đến mức có thể "trải qua một cuộc thay đổi về chất và đã tỏ rõ khả năng biểu hiện đầy đủ và sâu sắc”(Đào Duy Anh)
Mở bài :
Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du không chỉ là kiệt tác bất hủ của nền văn học trung đại mà còn là của cả những nền văn học Việt Nam. Với những giá trị nội dung tư tưởng lớn, mang tính hiện thực sâu sắc, phản ánh, lên án sự bất công và tàn ác của chế độ phong kiến và số phận bất hạnh của người phụ nữ .Đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" nằm ở phần đầu tác phẩm đã giới thiệu và miêu tả vẻ đẹp của hai người con gái. Đồng thời thể hiện tư tưởng nhân đức , cảm thông sâu sắc cho số phận con người, đặc biệt là phận nhi nữ, trân trọng những vẻ đẹp của người phụ nữ dưới chế độ xưa
Kết bài :
Như vậy, bằng tài năng nghệ thuật của mình, tác giả Nguyễn Du đã giúp chúng ta hình dung về vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều với mỗi người một vẻ đẹp khác nhau. Thúy Vân thì toát lên vẻ đoan trang phúc hậu trong khi Thúy Kiều lại tài sắc vẹn toàn. Đằng sau bức chân dung chị em Thúy Kiều là tấm lòng ngợi ca trân trọng của tác giả - đó là một biểu hiện của tinh thần nhân văn trong Truyện Kiều, qua đây ta hiểu trân trọng thêm vẻ đẹp của con người đặc biệt là người phụ nữ.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK