a, Từ ngữ xưng hô đã làm cho vai xã hội của các nhân vật thay đổi như sau:
- Lượt lời 1: "cháu" - "ông" $\rightarrow$ chị Dậu vai dưới, cai lệ vai trên.
- Lượt lời 2: "tôi" - "ông" $\rightarrow$ vai vế ngang bằng (chị Dậu ngang vai với cai lệ).
- Lượt lời 3: "bà" - "mày" $\rightarrow$ chị Dậu vai trên, cai lệ vai dưới.
b, Sự tuân thủ và không tuân thủ phương châm lịch sự của người nói được thể hiện như sau:
- Lượt lời 1: Xưng hô "cháu" - "ông" và lời nói mang tính khẩn thiết, van xin phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, thân phận của chị $\rightarrow$ chị Dậu đã tuân thủ phương châm lịch sự.
- Lượt lời 2 và 3: Xưng hô "tôi" - "ông"; "bà" - "mày" và lời nói mang tính đe dọa, thách thức không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, thân phận của chị $\rightarrow$ chị Dậu đã không tuân thủ phương châm lịch sự.
c, Ý nghĩa của sự thay đổi từ ngữ xưng hô của nhân vật:
- Thể hiện sự thay đổi về thái độ của nhân vật.
- Bộc lộ phản ứng quyết liệt của nhân vật.
$\longrightarrow$ Góp phần khắc họa diễn biến tâm trạng và tính cách của nhân vật.
Bạn tham khảo!
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK