Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Câu 1: a) Chỉ ra đặc sắc về nội dung...

Câu 1: a) Chỉ ra đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của câu tục ngữ: ''Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối" b) Tục ngữ có câu: "Khôn

Câu hỏi :

Câu 1: a) Chỉ ra đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của câu tục ngữ: ''Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối" b) Tục ngữ có câu: "Không thầy đố mày làm nên". Nhưng có nhiều ý kiến cho rằng:''Học thầy không tày học bạn". Hai câu tục ngữ đó có mâu thuẫn với nhau không? Vì sao? Lưu ý: Câu trả lời ngắn

Lời giải 1 :

a)- Nội dung: Khuyên con người có ý thức về thời gian, chủ động để nhìn nhận sử dụng thời gian, công việc, sức lao động vào những thời điểm khác nhau trong một năm.

   - Nghệ thuật: nói quá, đối lập, gieo vần lưng.

b)Hai câu tục ngữ bổ sung cho nhau. Không thầy đố mày làm nên”: Khẳng định vai trò, công ơn của thầy. “Học thầy không tày học hạn”: Đề cao vai trò, ý nghĩa của việc học bạn. Nó không hạ thấp việc học thầy, không coi học bạn quan trọng hơn học thầy ra muốn nhấn mạnh tới một đối tượng khác, phạm vi khác con người cần học hỏi.Câu tục ngữ khuyến khích mở rộng đối tượng, phạm vi và cách học khuyên nhủ về việc kết bạn và tình bạn.

Thảo luận

-- Luận điểm chính của bài văn Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta là gì

Lời giải 2 :

a) 

- Nội dung:

+ Nghĩa câu tục ngữ: Ngày tháng năm đêm ngắn thì ngày dài còn ngày tháng mười ngày ngắn thì đêm dài.

+ Trường hợp áp dụng: Có thể vận dụng kinh nghiệm của câu tục ngữ về chuyện tính toán, sắp xếp công việc hoặc giữ gìn sức khỏe con người vào mùa hè hoặc mùa đông.

+ Giá trị: Câu tục ngữ giúp con người có ý thức chủ động để nhìn nhận sử dụng thời gian, công việc, sức lao động vào những thời điểm khác nhau trong một năm.

- Nghệ thuật:

+ Đối vế, gieo vần → Tạo nhịp điệu, tính nhạc cho câu tục ngữ.

+ Đối lập, phóng đại.

b) 

          Tục ngữ là những kinh nghiệm quý báu, những bài học sâu sắc được đúc kết qua trải nghiệm thực tế cuộc sống của cha ông ta từ ngàn đời xưa, đưa đến cho chúng ta những suy nghĩ và nhận thức đúng đắn. Một trong số những câu tục ngữ mà em thích nhất là câu "Không thầy đố mày làm nên" và câu "Học thầy không tày học bạn". Hai câu tục ngữ tưởng chừng mâu thuẫn mà lại gắn liền với nhau, bổ sung cho nhau. Câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên" đã khẳng định vai trò quan trọng của người thầy đối với sự giáo dục học trò. Ngày nay, dù công nghệ ngày càng phát triển, học sinh có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng chúng ta không thể phủ nhận được vị trí của người thầy. Thầy cô giáo là người có công trực tiếp dạy dỗ, chỉ bảo, truyền đạt tri thức cùng những bài học, giá trị sống tốt đẹp dành cho học trò. Người thầy cũng là những tấm gương đạo đức tốt đẹp, là hình mẫu để học sinh phấn đấu và noi theo. Bên cạnh đó, thầy cô còn là những người dìu dắt, giúp đỡ, nâng bước chúng ta trưởng thành, đồng thời cũng là một người bạn để chúng ta chia sẻ, tâm sự, xin ý kiến, chỉ bảo. Nhưng học ở thầy là chưa đủ, chúng ta còn phải học ở những người bạn, những người giỏi hơn mình vì không phải lúc nào cũng ở bên cạnh ta để nâng đỡ, kèm cặp; chính bạn bè mới là những người giúp đỡ ta nhiều nhất, bởi vậy mới nói "Học thầy không tày học bạn". Do đó, chúng ta hay cố gắng học tập từ nhiều nguồn khác nhau để bồi dưỡng thêm tri thức cho bản thân, trở thành con người có ích cho xã hội.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK