Câu `3.`
- Câu thơ cuối đoạn thơ trên sử dụng biện pháp tu từ: nhân hóa ( "Mây - thua"; "tuyết - nhường")
- Sự khác biệt giữa hai câu thơ trong việc khắc họa nhân vật:
+ "Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da": cho thấy Thúy Vân có vẻ đẹp hài hòa, khiến ngay cả thiên nhiên cũng phải chịu thua, cúi nhường một cách vui vẻ.Qua câu thơ, tác giả như dự báo trước về cuộc đời nàng Vân, một cuộc đời suôn sẻ, bình yên, hạnh phúc
+ "Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh": cho thấy Thúy Kiều có vẻ đẹp quá hoàn hảo, nghiêng nước nghiêng thành, khiến thiên nhiên phải ghen ghét, đố kị trước vẻ đẹp ấy.Qua câu thơ, tác giả như dự báo trước về cuộc đời nàng Kiều, một cuộc đời đầy sóng gió, lận đận, trắc trở
- Không nên thay từ "hờn" bằng từ "buồn".Vì: từ "buồn" là chỉ tâm trạng khi gặp chuyện không vui.Nếu thay từ này vào câu thơ thì sẽ không làm nổi bật được tính chất hờn, ghen của tự nhiên trước vẻ đẹp của Thúy Kiều.Ngoài ra, từ "hờn" mang sắc thái biểu cảm mạnh hơn từ "buồn".Nó gợi ra một cuộc đời vất vả, trắc trở của nàng Kiều
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
`------------`
$\textit{Câu 3.}$
`+`Câu thơ " Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da" sử dụng biện pháp tu từ: Nhân hóa( thua, nhường) vàƯớc lệ tượng trưng
"Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh"
`=>`Sự khác biệt trong hai câu thơ khi khắc họa nhân vật;
`+`Để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, tác giả dùng những hình ảnh thiên nhiên để khắc họa vẻ đẹp của nàng, nét đẹp của nàng là nép đẹp trang trọng, nở nang khiến cho thiên nhiên, tạo hóa phải nhún nhường, nhường nhịn. Khi miêu tả Thúy Vân, Nguyễn Du tập trung miêu tả ngoại hình cụ thể: gương mặt, nét ngài, nụ cười, giọng nói, mái tóc, làn da.
`+`Đối với Thúy Kiều, tác giả khéo léo sử dụng nghệ thuật đòn bẩy để qua hình ảnh Thúy Vân làm nổi bật hình ảnh nàng Kiều "sắc sảo, mặn mà". Thúy Vân đẹp là vậy, sang trọng là vậy nhưng Thúy Kiều lại tài sắc hơn. Chỉ với hai câu thơ tác giả đã thành công khắc họa một Thúy Kiều với vẻ đẹp khiến cho tạo hóa phải căm hờn, ghen tức( Kiều càng sắc sảo, mặn mà/ So bề tài sắc vẫn là phần hơn). Đối với Thúy Vân, vẻ đẹp của nàng chỉ khiến cho tạo hóa nhún nhường, nàng Kiều thì đến cả thiên nhiên cũng phải hờn giận.
`->`Không nên thay từ “hờn” bằng từ “buồn” vì từ buồn không thể hiện được sự hờn dỗi của thiên nhiên khi phải chịu thua trước vẻ đẹp của Thúy Kiều. Nếu thay thể như thế sẽ khiến cách miêu tả khập khiễng, không đăng đối và không giữ được nét nghĩa ban đầu
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK