*Năm bốn tuổi
- "Lên bốn tuổi": lời kể về quãng thời gian cháu còn rất nhỏ
-"quen mùi khói": ấn tượng sâu đậm là mùi khói bếp
-"năm đói mòn đói mỏi": những năm tháng tang thương của đất nước thời điểm nạn đói năm 1945 với cái đói kéo dài, gây suy kiệt, đồng thời cũng gợi ra âm điệu mòn mỏi, xót thương.
-"khô rạc ngựa gầy": cái đói in hằn lên cả sự vật xung quanh.
-các từ ngữ nằm trong trường từ vựng về bếp lửa: "khói", "hun", "cay": cho thấy những hoài niệm được gợi ra từ những năm tháng tuổi thơ gắn bó với bếp lửa.
-"sống mũi còn cay": cảm giác cay nơi sống mũi là do khói trong bếp lửa và cả sự cồn cào nỗi nhớ thương bà ở hiện tại
*8 năm sống bên bà:
-"tám năm ròng": quãng thời gian dài đằng đẵng. Suốt 8 năm, cháu luôn ở cùng bà và bếp lửa.
-tiếng chim tu hú: mượn hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam để gợi lên tình cảnh vắng vẻ của 2 bà cháu khiến lòng người sống dậy những hoài niệm, nhớ mong.
-hình ảnh người bà được lặp lại nhiều lần, mỗi lần xuất hiện đều gắn với những việc làm cụ thể(bảo, dạy, chăm, kể chuyện, nhóm lửa): bà đã thực sự trở thành người gần gũi, gắn bó nhất với cháu.
-"cùng bà nhóm lửa"; "nghe","làm","học" theo lời bà: cháu có bà là chỗ dựa về cả vật chất lẫn tinh thần. Cháu ý thức rõ về tình cảnh của mình và tình cảm bà dành cho cháu nên dù còn thơ bé, cháu đã nghe lời bà dạy.
-cháu còn biết "thương bà khó nhọc"
-từ lòng biết ơn dành cho bà, tâm hồn cháu dấy lên niềm mong mỏi cũng là nỗi khắc khoải:
"Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?"
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK