Hai đứa trẻ là một trong những sáng tác truyện ngắn của Thạch Lam. Là một câu truyện ngắn không có cốt truyện nhưng để lại cảm nhận sâu sắc trong lòng người đọc và đặc biệt với nhân vật Liên để lại nhiều dấu ấn, cô gái dịu dàng đảm đang, tâm hồn lúc nào cũng đầy mộng mơ, mong ước về một tương lai tươi sáng cho phố huyện nghèo mặc dù hiện tại vẫn còn tăm tối.
Trong tác phẩm, tác giả đã gửi điểm nhìn vào đôi mắt của Liên và An, đặc biệt là nhân vật Liên để khắc họa bức tranh thiên nhiên và những con người nơi phố huyện. Qua những cảm nhận của Liên về bức tranh chiều tối ta nhận thấy đây là một cô gái có tâm hồn nhạy cảm và rất tinh tế. Cảnh chiều tàn được khắc họa với rất nhiều hình ảnh và màu sắc: phương Tây đỏ rực như lửa cháy, những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn, dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời…
Phép tu từ so sánh được dùng liên tiếp để cụ thể hóa rõ nét vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của bầu trời chiều bùng lên trong khoảnh khắc trước khi tắt, diễn tả một cách gợi cảm bóng chiều theo bước đi của thời gian chùm lên không gian, nó nhuộm đỏ trời, nhuộm hồng những đám mây và nhuộm đen dãy tre làng rồi sa xuống mặt đất. Cái nhìn của Liên bao quát cả khung trời phía tây đang rực rỡ trong ánh hoàng hôn. Bầu trời hồng rực rỡ như lửa cháy với những đám mây “ánh lên như hòn than sắp tàn”. Trên nền trời nổi bật đường viền sẫm màu của những rặng tre. Khoảnh khắc ngày tàn khơi lên trong cô bé một nỗi buồn man mác mơ hồ. Không chỉ yêu cảnh vật, Liên còn rất gắn bó với miền đất này.
Khi quan sát cảnh phiên chợ đã tàn em cảm nhận được cái tiêu điều của vùng đất nghèo khó qua những thứ rác rưởi bỏ lại trên nền chợ "vỏ bưởi vỏ thị, lá nhãn, lá mía”. Liên yêu mảnh đất này đến mức thuộc lấy cả mùi cát bụi ”một mùi âm ẩm của cát bụi bốc lên khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của vùng đất này”. Đặc biệt Liên tìm thấy ở đây những vẻ đẹp bình dị mà giàu chất thơ. Qua cách cảm nhận của em, một đêm mùa hạ bỗng trở nên trong trẻo êm ả lạ thường "trời bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát”. Có cả vẻ đẹp của bầu trời đêm thăm thẳm với hàng ngàn ngôi sao đang ganh nhau lóe sáng.
Thạch Lam đã dẫn dắt câu chuyện đi theo mạch tâm trạng của nhân vật, ông đi sâu vào đời sống nội tâm và đặc biệt trân trọng, nâng niu những ước mơ của họ như ước mơ muốn thay đổi cuộc sống của Liên và An cùng những con người nơi phố huyện.
Hình ảnh đoàn tàu đi theo trình tự mô tả của tác giả
- Trước khi đoàn tàu đến: Hình ảnh của đoàn tàu được báo trước với những yếu tố:
+ Đèn ghi xanh biếc.
+ Tiếng còi của xe lửa.
+ Tiếng xe rít mạnh vào ghi.
+ Một làn khói trắng lên đằng xa.
+ Tiếng của những hành khách ồn ào khe khẽ.
Hai chị em thức chờ chuyến tàu đêm
- Khi đoàn tàu đến:
+ Đoàn tàu đến với phố huyện trong tâm trạng chờ đợi đầy khắc khoải của Liên và An: Dù hai đứa trẻ đã buồn ngủ ríu cả mắt, nhưng hai chị em vẫn cố gắng gượng thức để đợi bằng được chuyến tàu đêm.
+ Hai chị em cùng ngắm nhìn đoàn tàu chạy qua: những toa tàu sáng trưng, cửa kính sáng lên lấp lánh, đồng và kền lấp lánh…
+ Tàu hôm nay không đông, thưa vắng người và cũng kém sáng hơn -> Sự quan sát tỉ mỉ, kỹ lưỡng và nhạy cảm của hai đứa trẻ dù đó chỉ là những thay đổi nhỏ nhất.
-> Đoàn tàu vụt qua nhanh chóng nhưng cũng kịp mang đến cho nơi đây nguồn sáng lấp lánh, tỏa khắp phố huyện nghèo tăm tối.
- Khi tàu đi:
+ Đốm than đỏ bay tung trên đường tàu.
+ Cái chấm nhỏ trên chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng.
+ Xa xa mãi rồi cũng khuất dần sau rặng tre.
-> Đoàn tàu khuất bóng để lại sự tiếc nuối và hụt hẫng trong tâm trí hai chị em.
3. Ý nghĩa của chuyến tàu đêm.
- Chuyến tàu xuất hiện chớp nhoáng rồi biến mất trong sự đợi chờ, mong mỏi của người dân phố huyện, mang đến nơi đây một không gian hoàn toàn khác, khác xa với sự tĩnh lặng, nhàm chán và đầy bóng tối nơi phố huyện nghèo.
- Đoàn tàu chính là tia hồi quang gợi nhớ lại trong hai chị em những tháng ngày sung sướng, ấm no, hạnh phúc xa xưa.
- Đoàn tàu mang đến hơi thở của một thế giới giàu sang, sung túc và nhịp sống nhộn nhịp, phồn hoa rực rỡ, khác hoàn toàn với cuộc sống nghèo nàn, mòn mỏi, tăm tối quẩn quanh tại phố huyện nghèo nàn.
- Đó là chuyến tàu chở theo khát vọng, chuyến tàu của những mơ ước tương lai muốn thoát khỏi cuộc sống nhàm chán, tẻ nhạt hiện tại và thay đổi bằng một thế giới mới, tươi đẹp hơn, đầy ánh sáng hơn.
- Thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc và tấm lòng thương cảm của Thạch Lam tới những kiếp người nghèo khổ trong xã hội.
* Gía trị nhân đạo
Tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người sống ở phố huyện nghèo
- Tác giả xót xa trước cảnh nghèo đói của những con người nơi đây
- Cảm thương cho cuộc sống quẩn quanh, tẻ nhạt, tù túng của những con người nơi phố huyện nghèo.
Sự phát hiện của Thạch Lam về những phẩm chất tốt đẹp của những người lao động nghèo nơi phố huyện.
- Họ cần cù, chịu thương, chịu khó
- Họ giàu lòng thương yêu
Sự trân trọng của nhà văn trước những ước mơ của người dân nghèo về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Tác giả trân trọng những hoài niệm, mơ ước của chị em Liên
- Ông muốn thức tỉnh những con người ở phố huyện nghèo, hướng họ tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
=> Giá trị nhân đạo của truyện Hai đứa trẻ được thể hiện thật sâu sắc trong tác phẩm: xót thương những con người nghèo khổ, phát hiện và miêu tả được những phẩm chất tốt đẹp của người lao động, trân trọng những ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn của họ.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK