Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Cho đoạn văn sau :: Người có tính khiêm tốn...

Cho đoạn văn sau :: Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm. Người có

Câu hỏi :

Cho đoạn văn sau :: Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào củng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế. Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời. (Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2. Xác định luận điểm chính của văn bản trên? Câu 3. Để văn bản trên có sức thuyết phục thì cần yếu tố nào khác ? Câu 4. Nêu nội dung của văn bản? Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất? Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm. Câu 6. Qua văn bản trên em rút ra bài học gì cho bản thân trong cuộc sống?

Lời giải 1 :

Câu 1: Nghị luận

Câu 2: 

Luận điểm chính: Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.

Câu 3: cần có yếu tố dẫn chứng.

Câu 4:

Nội dung: bàn luận tính khiêm tốn ở con người hiện nay, trình bày suy nghĩ về tính khiêm tốn.

Câu 5: 

BPTT: liệt kê "thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm" và điệp ngữ "thêm"

Tác dụng: làm rõ suy nghĩ của tác giả hơn về người khiêm tốn là người như thế nào, đồng thời nhấn mạnh sự nỗ lực cố gắng của người có tình khiêm tốn. Qua đó, về hình thức câu văn còn thêm sự chặt chẽ, ngắn gọn và mạch lạc nhưng ý truyền tải vẫn sâu sắc đầy đủ.

Câu 6:

Bài học cho bản thân em rút ra được: sống phải có tính khiêm tốn cho bản thân mình, không được đề cao quá bản thân. Từ đó càng ngày càng phát triển và hoàn thiện bản thân tốt đẹp hơn.

Thảo luận

Lời giải 2 :

1.

- PTBĐ chính: nghị luận

2.

- Luận điểm chính: nói về ý nghĩa của khiêm tốn

3.

- Để văn bản có sức thuyết phục thì cần phải có những yếu tố:

+ Cần có những dẫn chứng để làm tăng sức thuyết phục cho văn bản

4.

- Nội dung của văn bản: nói về đức tính khiêm tốn

5.

- Biện pháp tu từ: liệt kê

=> Tác dụng: Cho thấy được ý nghĩa của tính khiêm tốn. 

6.

- Bài học: không được quá kiêu căng, tự đại mà phải khiêm tốn, đừng lúc nào cũng xem bản thân mình là ''cái rốn của vũ trụ''

@LP

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK