Trang chủ GDCD Lớp 8 Câu 1 :Nêu biện pháp phòng và tránh chấn thương...

Câu 1 :Nêu biện pháp phòng và tránh chấn thương trong tập luyện TDTT? Câu 2 :Nêu lợi ích của tập luyện TDTT? Câu 3: Phân tích kĩ thuật tâng cầu bằng đùi và

Câu hỏi :

Làm giúp vs ạ plsssss

image

Lời giải 1 :

Cách phòng tránh:

          + Khi bắt đầu một buổi tập hoặc trước khi thi đấu nhất thiết phải tiến hành khởi động cho tốt để đưa cơ thể thích nghi dần với trạng thái vận động. Trong phần cơ bản của mỗi buổi tập cần tập từ nhẹ đến nặng và từ dơn giản đến phức tạp dần. Không tập các động tác khó, nguy hiểm khi không có người giúp đỡ, hướng dẫn , bảo hiểm. Trước khi kết thúc buổi tập hoặc sau khi thi đấu, nhất thiết phải tiến hành hồi tĩnh để đưa cơ thể từ trạng thái động về trạng thái bình thường bằng một số động tác thả lỏng.

          Trong quá trình tập luỵên hay thi đấu, nếu thấy sức khoẻ không bình thường, cần báo cáo để giáo viên biết và có biện pháp sử lý phù hợp.

          Không tham gia thi đấu khi chưa có một quá trình tập luyện nhất định.

          + Giáo viên và học sinh cần tổ chức dọn vệ sinh sân tập và kiểm tra sửa chữa các phương tiện, dụng cụ tập trước khi tiến hành buổi tập. Cần có kế hoạch trồng cây xanh, xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý các ổ gây nhiễm để sân tập thoáng, mát, trong lành, khô ráo. Nên mặc trang phục thể thao khi luyện tập. Không ăn uóng nhiều ngay trước và sau khi tập. Khi tập  xong, cần nghỉ ngơi hợp lý, không nên ngồi chỗ thông gió, hoặc tắm nước lạnh ngay vì rất dễ bị cảm.

          + Mỗi học sinh cần tạo cho mình một nếp sống lành mạnh, tập luyện TDTT thường xuyên, không uống rượu bia, hút thuốc là và các chất ma tuý. Không tự ra ao, hồ, sông, biển tắm hoặc tập bơi khi không có người hướng dẫn, bảo hiểm.

Câu 2: nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực của mỗi người. Hoạt động thể chất thường xuyên có thể cải thiện sức mạnh cơ bắp của bạn và tăng sức bền của bạn. Tập thể dục tăng vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các mô của bạn và giúp hệ thống tim mạch của bạn hoạt động hiệu quả hơn. 

Câu 3: Tâng cầu bằng đùi:
- Chuẩn bị:đứng chân thuận phía sau hơi co gối, nửa bàn chân trên chạm đất, trọng tâm dồn vào chân trước. Tay cùng phía với chân thuận cầm cầu, mắt nhìn cầu.
- Động tác: tung cầu lên cao mắt nhìn theo cầu để dự đoán hướng cầu rơi.Di chuyển cề phía cầu rơi, co gối chân thuận, dùng đùi tâng cầu lên cao. Tiếp theo di chuyển theo hướng cầu rơi để tâng cầu lên.
- Chú ý: có thể tâng cầu bằng 1 chân hoặc luân phiên 2 chân một cách ngẫu nhiên.
 Tâng cầu bằng má trong bàn chân:
- Chuẩn bị: đứng 2 chân giang rộng bằng vai hoặc nhỏ hơn, tay thuận cầm cầu ngang thắt lưng, hướng về phía trước bụng, mắt nhìn theo cầu.
- Động tác: tay cầm cầu tâng lên cao, mắt nhìn theo cầu, di chuyển nhanh về phía cầu rơi xuống. Dồn trọng tâm vào chân trụ, chân thuận co cẳng chân hướng má trong bàn chân lên cao để tâng cầu.

CHÚC BẠN THI TỐT

Thảo luận

-- Cho ctlhn đi

Lời giải 2 :

Câu 1:

-Khởi động và thư giãn. Mỗi hoạt động thể chất nên bắt đầu bằng bước khởi động và kết thúc bằng bước thư giãn. ...

-Kéo căng cơ thể ...

-Từ từ làm quen với chương trình luyện tập. ...

-Đừng gò ép bản thân. ...

-Tập luyện đa dạng. ...

-Biết điểm rắc rối của bạn. ...

-Lắng nghe cơ thể bạn. ...

-Nạp nhiên liệu cho cơ thể

Câu 2:

-Có tác dụng nâng cao sức khỏe 

-Với trẻ em và thiếu niên:

+Cải thiện sức khỏe cơ bắp và tim mạch

+Hô hấp, cải thiện sức khỏe xương khớp, cấu trúc cơ thể hợp lý, giảm triệu chứng trầm cảm.

-Với thanh niên và người già: 

+Làm giảm các nguy cơ chết sớm, bệnh mạch vành, đột quỵ, cao huyết áp, tăng mỡ xấu trong máu, đái tháo đường type 2, rối loạn chuyển hóa, ung thư đại tràng, ung thư vú, ngăn ngừa tăng cân, làm giảm cân, đặc biệt khi phối hợp với ăn kiêng, cải thiện sức khỏe cơ bắp và tim mạch

+Hô hấp, ngăn ngừa té ngã, làm giảm trầm cảm, cải thiện chức năng nhận thức ở người già, giảm mỡ bụng, làm tăng chất lượng xương, giấc ngủ.

Câu 3:

Tâng cầu bằng đùi:
- Chuẩn bị:đứng chân thuận phía sau hơi co gối, nửa bàn chân trên chạm đất, trọng tâm dồn vào chân trước. Tay cùng phía với chân thuận cầm cầu, mắt nhìn cầu.
- Động tác: tung cầu lên cao mắt nhìn theo cầu để dự đoán hướng cầu rơi.Di chuyển cề phía cầu rơi, co gối chân thuận, dùng đùi tâng cầu lên cao. Tiếp theo di chuyển theo hướng cầu rơi để tâng cầu lên.
- Chú ý: có thể tâng cầu bằng 1 chân hoặc luân phiên 2 chân một cách ngẫu nhiên.
 Tâng cầu bằng má trong bàn chân:
- Chuẩn bị: đứng 2 chân giang rộng bằng vai hoặc nhỏ hơn, tay thuận cầm cầu ngang thắt lưng, hướng về phía trước bụng, mắt nhìn theo cầu.
- Động tác: tay cầm cầu tâng lên cao, mắt nhìn theo cầu, di chuyển nhanh về phía cầu rơi xuống. Dồn trọng tâm vào chân trụ, chân thuận co cẳng chân hướng má trong bàn chân lên cao để tâng cầu.

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.

Nguồn : kiến thức

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK