$\textit{Đề 6.}$
Nắm tay tôi chôn góc phù sa sông Mã
Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ
Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi
Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.
Con hến, con trai một đời nằm lệch
Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng
Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát
Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.
Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp
Cả những khi rổ ra đội lên đầu
Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu
Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.
( Một góc phù sa, Nguyễn Minh Khiêm, NXB Hội Nhà văn, 2007)
`-----------`
$\textit{Câu 1.}$
`+`Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên: Biểu cảm
$\textit{Câu 2.}$
`->`Các từ ngữ, hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ:
`+`góc phù sa sông Mã
`+`Trăm thác nghìn ghềnh
`+`Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi
`+`Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.
`+`Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp
`+`những khi rổ ra đội lên đầu
`+`Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu
`+`rơm, rạ bó nhau.
`+`Con hến, con trai một đời nằm lệch
Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng
`+`Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát
`+`hơi thở láng giềng.
$\textit{Câu 3.}$
Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát
Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng
`-`Đây là câu thơ thể hiện tình yêu thương của người mẹ dành cho người con, một tình yêu vô bờ bến. Dẫu vất vả, khó khăn nhưng mẹ vẫn luôn ngân nga câu hát, mang lại cho con kí ức tươi đẹp về tuổi thơ gắn bó với người mẹ, với xóm làng và quê hương. Đồng thời, câu thơ tiếp theo giúp ta cảm nhận được tình cảm xóm làng thân mật, gần gũi và gắn bó.
$\textit{Câu 4.}$
`-`Qua bài thơ trên, ta cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết, sâu nặng của tác giả, với những kỉ niệm đẹp đẽ, theo trọn kiếp con người. Bài thơ cũng để lại cho người đọc nhiều suy tưởng, cảm nghĩ sâu sắc về trách nhiệm của mỗi người con đối với nơi chôn rau cắt rốn của mình. Ta phải biết trân trọng những người thân xung quanh, biết yêu quý chính quê hương của mình, từ những điều nhỏ nhặt nhất, nhưng chúng vẫn mang một ý nghĩa hết sức to lớn đối với cuộc đời con người.
`1.`
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
`2.`
- Các từ ngữ, hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ: phù sa sông Mã, làng, tre, tiếng gọi đò, con hến, con trai, mẹ, láng giềng, hạt thóc, củ khoai, rổ rá, chiếc liềm, rơm, rạ
`3.`
- Em hiểu hai câu thơ trên có nghĩa là: Dẫu cuộc sống có bao khó khăn, vất vả, mẹ vẫn gạt bỏ tất cả, luôn vui vẻ, lạc quan, dành cho con tất cả tình yêu thương sâu nặng, vô bờ bến mà người mẹ có.Đồng thời, gợi ra kỉ niệm về tình làng nghĩa xóm gần gũi, gắn bó thân thiết
`4.`
Đoạn thơ trên đã cho em những bài học cuộc sống thật ý nghĩa.Đó là cần yêu thương, quan tâm với những người thân của mình nhiều hơn, đặc biệt là đối với cha mẹ.Cha mẹ là người đã sinh ra, nuôi lớn ta thành người.Hơn nữa, dù đi đâu nhưng vẫn yêu và nhớ về quê hương.Bởi đây là nơi chôn rau cắt rốn và nuôi dưỡng tâm hồn ta từ thuở ấu thơ gắn liền những kỉ niệm, kí ức khó quên trong lòng mỗi con người.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK