Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 ĐỀ SÓ 13 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn...

ĐỀ SÓ 13 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Tôi có doc bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách dược nhiều bạn trẻ

Câu hỏi :

Giúp mình với ạ mình đang cần gấp

image

Lời giải 1 :

Đề 13 :

1) Nghị luận

2) Nội dung của văn bản là lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế , tài năng , dung mạo ....mà nó bắt đầu bên trong bạn,từ sự hiểu mình . Biết mình có nghĩa là biết điều này : Dù bạn là ai thì bạn vẫn luôn có trong mình  những giá trị nhất định>

3) Vì nếu bạn thật sự hiểu bản thân mình muốn gì , cần làm thứ gì thì đó là bạn đang hướng đến mục tiêu của bản thân . Hiểu mình có nghĩa là tin tưởng bản thân mình dù bề ngoài chúng ta có ra sao đi nữa cũng không quang trọng, mà điều quang trọng nhất là vẻ đẹp trong tâm hồn mỗi người mà thôi .

4)Sự tự tin sẽ khiến cho bản thân của mỗi người ngày càng hiểu biết nhiều hơn, có thêm kiến thức, vững bước trên con đường đi của bản thân mình.Và em sẽ hoàn thiện bản thân của mình bằng việc tự tin vào chính bản thân mình, rèn luyện đức tính đó hằng ngày để em sẽ tự vẽ nên tương lai đầy tươi sáng cho mình.

Câu 1 :

Một năm khởi đầu từ mùa xuân

Một đời người bắt nguồn từ tuổi trẻ”

Tuổi trẻ là khi con người ta nhiệt huyết, căng tràn nhựa sống nhất. Đời người có ý nghĩa hay không được viết lên bởi tuổi trẻ. Và tuổi trẻ có thành công hay không lại phụ thuộc phần lớn vào sự tự tin của mỗi con người. Tự tin không làm nên tất cả nhưng tự tin sẽ là mầm sống cho tất cả, học tập, công danh, sự nghiệp và cả tình cảm.

Ta nghe nói rất nhiều về đức tính tự tin; lòng tự tin nhưng đã bao giờ ta hiểu hết cái ý nghĩa sâu xa của nó hay chưa? Tự tin đó là niềm tin vào chính năng lực của bản thân; dám làm những gì mình muốn; dám nói những gì mình nghĩ và dám bộc lộ ra cho mọi ngươi thấy khả năng chính mình, chứng tỏ rằng tôi, tôi có thể làm được.

Trong cuộc sống khía cạnh tự tin được biểu hiện ở nhiều chiều. Trong học tập tự tin đó là sự chủ động, không giấu dốt mà chịu khó học hỏi từ thầy cô, bạn bè; nhờ mọi người chỉ dẫn cho những cái mình còn yếu kém. Trong công việc tự tin đó là dám đứng lên trình bày những ý kiến, suy nghĩ bản thân, thẳng thắn bày tỏ quan điểm; và nghiêm khắc phê bình; đánh giá. Xét về khía cạnh tình cảm, tự tin chính là bạn dám thổ lộ những tâm tư, tình cảm với đối phương, và vỗ vai rằng mình sẽ làm tròn nghĩa vụ và trách nhiệm một người yêu, xứng đáng là bờ vai vững chắc cho người ấy. Rubic đa diện của cuộc sống phản chiếu đa diện cách biểu hiện của sự tin. Tùy mỗi hoàn cảnh khác nhau, cách biểu hiện tư tin là khác nhau và linh hoạt hơn.

Tự tin là đức tính cần thiết của mỗi cá nhân. Bởi vì sao? Bởi nếu không có tự tin con người ta sẽ chẳng làm được việc gì. Tri thức có, kĩ năng có những không phô ra thì liệu rằng ai biết mà đề cao, mà nâng đỡ. Sự tự tin giúp cho mỗi người năng động hơn; biết nhận thức được điểm mạnh điểm yếu bản thân; đồng thời phát huy được khả năng sáng tạo; mạnh dạn và làm việc độc lập. Từ đó sẽ dần hoàn thiện nhân cách và tri thức bản thân. Bên cạnh đó sự tự tin biểu hiện, hun đúc ý chí quyết tâm sắt son thực hiện mục tiêu, lý tưởng bản thân. Sự tự tin rèn luyện cho ta tâm thế chủ động, sẵn sàng hội nhập với thế giới hiện đại, chảy trôi.

Trong cuộc sống sự tự tin đóng vai trò rất lớn đối với thành công; đích đến của mỗi người. Khi ta đi tuyển dụng, nếu ta cứ ấp úng, cứ bẽn lẽn thì dù có cầm tấm bằng giỏi trên tay nhà tuyển dụng cũng chẳng ngần ngại đánh trượt chúng ta. Sự tự tin là cách để chúng ta chứng minh cho mọi người thấy mình làm được đến đâu và làm như thế nào, từ đó khẳng định được vị trí của chính mình. Sự tự tin tạo ra một môi trường hòa đồng, cởi mở, giúp đỡ lẫn nhau giữa mọi người, từ đó cũng dễ làm việc và gắn kết với nhau hơn. Xét về khía cạnh vĩ mô, sự tự tin là giọt nước trong lành ươm mầm cho những phát minh sáng tạo, tiên tiến ra đời phục vụ cho đời sống xã hội. Sự tự tin là bước đệm cho hào quang rực sáng.

Trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều tấm gương sáng về đức tính tự tin. Đó là chàng trai người úc Nick Vujic. Tuy rằng bị tật nguyền, mất 2 chân nhưng anh vẫn tự tin đi khắp mọi miền thế giới, đứng trên sân khấu và truyền động lực đến cho bao con người. Anh tự tin nói về những gì mình đã trải qua, những thứ mình đã làm để vượt qua và suy nghĩ của chính mình đến cho con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Và chẳng đâu xa xôi đó còn là cô gái xương thủy tinh Nguyễn Thị Phương Anh gây sốt sân khấu Viet Nam got talent năm nào. Nụ cười rạng rỡ, tràn đầy sức sống cùng giọng hát máu lửa “Let’s dance” của em làm bừng cháy sân khấu và tan chảy trái tim hàng vạn khán giả. Đó mới chỉ là một trong số rất nhiều những tấm gương đáng ngưỡng mộ về lòng tự tin. Họ có thể vậy chúng ta có quyền gì mà không thể?

Tự tin là một đức tính tốt đẹp ấy thế mà có nhiều biểu hiện tiêu cực, đi ngược lại với lòng tự tin. Đó là lối sống hèn nhát, nhu nhược, yếu đuối, ỷ nại; lúc nào cũng chỉ chông chờ vào người khác tạo ra bày sẵn để sao chép; tiếp thu; gặp khó khăn thì chùn bước, e dè hay thấy cái xấu cái bất bình lại không dám lên tiếng; có biết cũng chỉ im ỉm giữ cho bản thân.

Tự tin là tốt nhưng hãy giữ cho riêng mình một sự tự tin đúng mức và đúng lúc. Đừng tự tin quá mà thành ra tự cao; bảo thủ, khiên cưỡng và áp đặt; không coi ai ra gì như con ếch ngồi trong chiếc Giếng nhỏ bé mà cứ tưởng đất trời cũng bé như thế.

Vậy mỗi chúng ta phải làm gì để rèn luyện và trau dồi thêm cho mình đức tính tự tin. Đầu tiên chúng ta phải cảm thấy thích, thực sự hăng say với cái mình làm. Bởi chỉ khi thích con người ta mới hết mình để thực hiện. Thứ hai, hãy rèn cho mình tâm thế chủ động, sẵn sàng trong mọi tình huống. Phải định hướng trước được kế hoạch, phương pháp tiến hành và mọi dự phòng cần thiết. Nắm rõ lộ trình chúng ta mới có thể tự tin mà hành động. Cuộc sống vốn không bằng phẳng, không phải lúc nào cũng thành công, cũng tươi đẹp, con người phải biết chấp nhận thất bại, biết vượt qua chông gai thử thách giăng lối mà đứng dậy bước tiếp. Kiến thức mỗi chúng ta có chỉ như hạt cát nhỏ giữa sa mạc mênh mông, vì thế hãy đừng ngần ngại học hỏi, hãy luôn có thái độ cầu thị tích cực để tích lũy cho mình những vốn sống cần thiết. Về phía gia đình, ngay từ khi còn bé, cha mẹ có thể tạo điều kiện cho con em mình tham gia các khóa học kĩ năng phù hợp với lứa tuổi, đam mê của con để con cải thiện sự tự tin từ những lứa tuổi phát triển nhất. Nhà trường cũng tạo nên tổ chức nhiều buổi workshop; buổi chia sẻ để học sinh có môi trường học hỏi và rèn luyện thêm các kĩ năng cần thiết.

Đức tính tự tin có ảnh hưởng và vai trò to lớn đến hiệu suất công việc. Dù đơn giản hay phức tạp, dù học tập; sinh hoạt hay công việc cũng đều cần tới sự tự tin. Đừng bao giờ nói tôi không làm được, tôi không biết mà hãy nói : “ Tôi có thể làm nó; Tôi sẽ cố gắng làm nó; Tôi làm nó như thế này và tôi đã làm được.” Sự tự tin cũng vậy, không ai là không thể, chỉ quan trọng là chúng ta có thực sự muốn hay không.

Câu 2 :

Benjamin Franklin từng cho rằng: “Chiến tranh không được trả giá trong thời chiến, hóa đơn sẽ đến sau đó.” Cái giá của chiến tranh không chỉ đắt đỏ và dã man khi nó xảy ra, mà hậu quả của nó là vết thương rỉ máu hàng thập kỉ sau đó nữa. Và có lẽ một trong những nhân vật khắc họa rõ nét vết thương, vết sẹo luôn bỏng rát của chiến tranh là nhân vật bé Thu trong tác phẩm truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966.

Không lựa chọn chất liệu là sự kịch liệt, đẫm máu trên chiến trường miền Nam như nhiều tác phẩm khác, Nguyễn Quang Sáng khai thác một khía cạnh khác của chiến tranh, một nỗi niềm tang thương cá nhân khác của những người nơi hậu phương, chưa một lần được trọn vẹn bên người cha, người chồng hay người con của mình. Bé Thu là nhân vật đại diện cho sự mất mát, thiếu thốn ấy. Khi bé Thu chỉ vừa mới một tuổi, ba em – ông Sáu đã phải đi kháng chiếc và xa nhà. Đây là hoàn cảnh chung của hầu hết gia đình Việt Nam trong cuộc kháng chiến, có lẽ họ không chỉ tiễn người thân mình đi một hai lần mà là rất nhiều lần, từ người nọ đến người kia. Dù vậy, già trẻ gái trai, mặc kệ, họ đều quyết tâm ra đi để tìm được cống hiến cho tổ quốc thân thương, như Tố Hữu đã từng ca ngợi tinh thần ấy:

“Lớp cha trước lớp con sau
Đã thành đồng chí chung câu quân hành”

Ròng rã tám năm, không đủ để đứa con quên đi người ba của mình, nhưng đủ để chiến tranh tàn phá hình dáng một con người. Ông Sáu trở về thăm gia đình, nhưng gương mặt ông giờ đây đã nhiều theo một vết thẹo khiến bé Thu có những phản ứng làm cho cả ông lẫn người đọc cảm thấy hụt hẫng, bất ngờ. Trước tiếng gọi đầy thân thương mà gan ruột từ xa của ông Sáu “Thu! Con.” bé Thu “tròn mắt ngơ ngác nhìn lạ lùng”. Chỉ một ánh mắt, một cử chỉ cũng đủ để thấy sự xa cách giữa người và người, mà có lẽ ta phải dùng đến từ “người dưng” mà Nguyễn Duy đã dùng trong “Ánh trăng”. Khi ông Sáu đưa tay về phía nó, nói liên tiếp: “Ba đây con! Ba đây con!” thì nó lại có một phản ứng vô cùng quyết liệt “mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!” Từ đó tạo nên hai luồng tâm lý đối lập nhau gay gắt giữa ông Sáu và bé Thu, một bên là sự vồ vập, cuống quýt của một người ba vì đã ngóng chờ con bao lâu nay, còn một bên là sự đáp trả thờ ơ, lạnh lùng, hoảng sợ của bé Thu, cốt bởi tình yêu dành cho người “ba” của nó quá to lớn. Đây chính là khởi đầu éo le dẫn đến mâu thuẫn phức tạp giữa hai cha con.

Sự ương ngạnh, bướng bỉnh của bé Thu thể hiện rõ rệt trong 3 ngày nghỉ phép của ông Sáu ở nhà. Mặc cho ông muốn lại gần con bé bao nhiêu, nó lại càng đẩy ông ra xa, nhất quyết không chịu gọi ông là “ba”. Nó luôn tìm cách nói trổng hoặc gọi ông là “người ta”. Thử thách lớn nhất là khi nó phải chắt nước ra khỏi nôi cơm to đang sôi, nó “nhăn nhó”, “luýnh quýnh”, “loay hoay”, tâm lý bối rối của một đứa trẻ tám tuổi hiện lên mồn một. Một là nó phải chịu khuất phục và gọi ông Sáu là “ba” để được giúp đỡ, hai là nó phải tìm cách làm một mình, sẽ rất khó khăn và nguy hiểm. Chao ôi, trên đời làm gì có ai thích chọn những thứ trắc trở hơn những thứ đơn giản, dễ dàng, trừ khi họ có thứ quý giá hơn cần phải bảo vệ, không thể đánh đỏi. Và với bé Thu, một cô bé mới tám tuổi, tiếng “ba” nó cất giữ trân trọng ấy là điều đắt giá nó không thể tùy tiện gọi một người lạ chỉ đột nhiên xuất hiện trong đời nó. Nó càng yêu “người ba” của nó bấy nhiêu, thì nó càng ngang ngược, lạnh nhạt với người ba thực sự đang ở trước nó bấy nhiêu. Vì yêu, vì kính trọng nên càng không thể đem ra để đối lấy sự giúp đỡ. Nó phải giữ gìn tiếng gọi thiêng liêng ấy cho người ba thực sự mà nó được biết tới. Dù biết sẽ nguy hiểm, sẽ khó khăn, nó vẫn dùng cái vá để múc từng vá nước ra ngoài. Sự kiên quyết, thông minh của nó cũng khiến bác Ba, ông Sáu và cả người đọc đôi phần ngỡ ngàng.

Không chỉ không muốn trao cho ông Sáu tiếng gọi “ba” mà nó còn một mực cứng rắn, không tiếp nhận tình cảm ông dành cho nó. Trong bữa cơm cuối cùng với ông Sáu, bữa cơm mà nó có lẽ sẽ hối hận suốt đời, ông Sáu âu yếm thể hiện tình cảm của mình bằng cách “gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó”. Nó đã phản ứng mạnh mẽ có phần thái quá, nó lấy cái đũa hết cái trứng ra khỏi chén làm cơm văng tung tóe cả mâm. Hành động ấy như thách thức giới hạn của ông Sáu – người vốn vì thương con nên đã rất bao dung, nhẫn nại và cả người đọc. Nhưng nếu đã đọc hết tác phẩm và thực sự đặt mình vào vị trí của một cô bé tám tuổi, ta mới có thể mở lòng và cảm thông được cho hành động này. Cách biểu hiện tình cảm và bảo vệ với hình tượng người cha trong lòng của bé Thu chỉ thật bộc trực, trực tiếp, thậm chí là hồn nhiên đến mức đáng giận của cô bé. Đối với cô bé, sự xuất hiện của ông Sáu như đang đe dọa đến hình tượng của người ba trong bức ảnh mà cô bé vẫn luôn ấp ủ trong lòng bấy lâu, một đứa trẻ tám tuổi sao có thể kịp thích nghi với những thay đổi bất thường lớn như thế trong cuộc đời chúng? Càng giữ khoảng cách với ông Sáu tức là càng giữ được nguyên vẹn hình ảnh người cha trong tâm trí nó, và đó cũng là cách duy nhất. Sự cương quyết, dữ dội kia thực chất chỉ là hình hài khác của một tình yêu cha vô cùng mãnh liệt.

Sự bướng bỉnh, gai góc ấy còn ươm mầm cho phẩm chất kiên cường, mạnh mẽ của cô giao liên trong tương lai. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã lột tả rõ nét chân dung của một cô bé tám tuổi có cách thể hiện tình cảm thiêng liêng, chân thành dành cho ba mình một cách vô cùng đặc biệt, độc đáo. Ở bé Thu, người ta nhìn thấy bóng dáng của Việt trong “Những đứa trẻ trong gia đình” hay Tnú trong “Rừng Xà Nu”. Nó tạo nên một vẻ đẹp kiên cường, gan góc của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến, cái vẻ đẹp “đừng đốt. Bản thân nó đã có lửa rồi!” mà Đặng Thùy Trâm đã viết trong nhật ký của mình: “Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước. Mình cũng như những thanh niên khác đã lên đường ra tiền tuyến và tuổi trẻ qua đi giữa tiếng bom rơi đạn nổ Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường, tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt. Và gì nữa, phải chăng mùa xuân của tuổi trẻ cũng vẫn thắm đượm thêm vì màu sắc của mơ ước và yêu thương vẫn ánh lên trong những đôi mắt nhìn mình.” Hay như khi nhà thơ Nam Hà cũng đã viết “Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi”:

“Đất Nước
Của những người con gái con trai
Đẹp như hoa hồng cứng như sắt thép
Xa nhau không hề rơi nước mắt
Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt”

Người đọc chỉ thực sự thấm thía tình cảm ẩn sau sự xù xì của bé Thu dành cho ba khi nó được bà giải thích về sự thay đổi của ba mình do chiến tranh. Vết thẹo đã khiến bé Thu không thể nhận ra người ba trên tấm ảnh chính là ông Sáu. Chi tiết vết thẹo cũng mang tính mấu chốt như chi tiết chiếc bóng trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ. Vì vết thẹo mà nó không nhận ra người ba đáng kính mà nó hằng khao khát được đoàn tụ. Đêm hôm ấy, cái đêm được nghe bà gỡ rối, “nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Tình cảm trong nó dành cho ông Sáu được nhen lên mạnh mẽ, nó cũng biết ăn năn, day dứt, hỗn loạn trong đó là tình yêu to lớn nó dành cho ba và sự ngưỡng mộ.

Sáng hôm sau, lẫn lộn với niềm vui nhận ra ba là sự tủi thân dâng trào cùng nỗi buồn xa xôi của nó trong ngày ông Sáu phải trở về chiến trường. Bởi những phản ứng quyết liệt trước đây mà giờ đây nó ngại ngần, xấu hổ, chỉ dám đứng tựa cửa nhìn mọi người vây xung quanh ba nó. Mọi thứ nhanh và dào dạt đến độ nó chưa kịp cảm thấy tiếc nuối vì đã bỏ lỡ khoảng thời gian vốn đã ngắn ngủi với ba nó thì còn lại đã chỉ là một mảnh hỗn loạn bị bác Ba bắt gặp qua đôi mắt của nó: “Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.” Từ “xôn xao” vốn là từ tượng thanh nay được nhà văn tinh tế dùng để miêu tả khoảng không gian bất tận trong đôi mắt của bé Thu. Nó bao la, lạc lõng và lẻ loi kì lạ so với một đứa trẻ mới chỉ tám tuổi. Có lẽ đó là nỗi niềm nó tích tụ trong tám năm thiếu vắng hình bóng người cha mà mình con bé không tài nào che giấu nổi nữa. Thế nên nó vỡ òa.

Tiếng gọi “ba” xé toạc thinh không, xé toạc cả những ngăn cách ngại ngùng, xấu hổ mà con bé ngần ngừ trước đó. Tiếng gọi ấy tưởng chừng rất quen thuộc, gần gũi, có khi là lời nói đầu tiên của con người trong cuộc đời. Vậy nhưng với bé Thu nó lại là âm thanh đã phải dồn nén bao lâu nay, chứa chan biết bao nhớ nhung mong đợi dồn cả vào tiếng “ba” ấy. Nhưng cũng chính vì thế mà tiếng gọi “ba” ấy trở nên thiêng liêng và đong đầy cảm xúc hơn bao giờ hết. “Nó nhanh như một con sóc chạy tót lên và dang 2 tay ôm cổ ba nó. Nó vừa ôm vừa nói trong tiếng khóc:

– Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!”

Rồi nó hôn ba nó: hôn tóc, hôn vai, hôn cả lên vết thẹo dài. Vết thẹo từng là thứ chia cắt cha con nó, giờ lại là thứ nó tự hào nhất, thứ hiện thân cho sự dũng cảm và can trường của cha nó, như một huy chương cho tấm lòng nhiệt thành đã xả thân vì tổ quốc mà nó sẽ trân trọng, kiêu hãnh hết đời này. Con bé vội vàng, vồ vập như vậy vì muốn được cảm nhận tình cảm của cha co bằng hết trước khi ông Sáu lại phải đi xa, chẳng biết bao giờ mới quay trở lại. Cách bộc lộ tình cảm có phần tham lam này đã thể hiện rõ tấm lòng muốn bù đắp lại sự lạnh nhạt trong những ngày qua của nó mà còn xuất phát từ nỗi sợ sệt sẽ còn rất lâu nữa, thậm chí là lần cuối bé Thu được gặp ông Sáu. Những cái hẹn trở về không rõ ngày nhưng người ta vẫn nguyện chờ mong, hi vọng vì đó là cách duy nhất thắp lên ánh sáng và chỉ có thế ngày hẹn ấy mới thành hiện thực. Nó chợt khiến ta nhớ lại cảnh đoàn tụ xúc động của bé Hồng với mẹ mình trong văn bản “Trong lòng mẹ”. Sau cuộc chia tay ấy, đáng trân trọng hơn cả là khi bé Thu đã noi gương theo người cha đáng kính, trở thành người chiến sĩ quả cảm viết tiếp những trang sử vẻ vang, vàng son của Việt Nam. Sự kế thừa ấy đã được đã được Hoàng Trung Thông kết tinh thành những câu thơ:

“Ta lại viết bài thơ trên báng súng
Con lớn lên đang viết tiếp thay cha
Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống
Người hôm nay viết tiếp người hôm qua.”

Giây phút chia tay trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của hai cha con ông Sáu và bé Thu tuy ngắn ngủi nhưng đã phản ánh được tư tưởng nhân văn sâu sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, cũng như cách nhà thơ Trần Đăng Khoa nhắc đến ông là hoàn toàn đúng đắn: “Đọc Nguyễn Quang Sáng, không hiểu sao, tôi cứ hình dung nhà văn có nét gì đó của một người nông dân Nam Bộ ngang tàng, coi những chuyện nguy hiểm chết người cũng bông phèng như trò chơi con trẻ, có thể chống xuồng lao ve vé giữa lúc bom đạn đang vây bủa mù mịt, cũng có thể ngồi thì lì trong một cái quán rượu tạm bợ, dựng tồng tềnh bên vệ cỏ, ngoảnh ra phía sông nước mà nhậu lai rai, nhậu tối ngày. Con người ấy hình như vừa đơn giản, lại vừa phức tạp đến bí hiểm. Hình như đó là một phần của thiên nhiên Nam Bộ, do thiên nhiên chắt ra, bởi thế có lúc hồn nhiên như cỏ dại, có lúc ương ngạnh như vách đá.” Bằng chất văn mộc mạc, thân thương, chân thực, ông đã “chạm tới những rung động vi nhiệm của tình yêu” và hơn hết, ông vẽ bức tranh về chiến tranh không phải bằng máu của những người lính ngã xuống mà bằng nước mắt của những người còn ở lại. Hình ảnh nhân vật bé Thu của ông như gói gọn cả quá khứ, hiện tại và thậm chí là tương lai của đất nước. Dù chiến tranh tàn phá rất nhiều thứ nhưng nó vĩnh viễn không thể tàn phá được trái tim con người.

Đề 12:

1) Văn bản trên bàn về văn hóa đọc

2) Phép lặp : sự đầu tư

3)  Những lý do để chứng minh rằng người Việt dành rất ít thời gian để đọc sách mà tác giả đã đưa ra : Khi mà trong những thời gian hữu hạn của một ngày , một tháng , một năm ......mỗi cúng ta vẫn đang say mê với mỗi việc "like ,share, bình luận" thì khoảng thời gian dành cho việc đọc sách là bao nhiêu?

4)

Để đọc - hiểu một cuốn sách mang lại hiệu quả, em phải đọc:

- Tập thói quen đọc sách mỗi ngày, đặt ra mục tiêu về số lượng mà mình đọc.

- Ghi lại những kiến thức mà em cho là bổ ích, lí thú.

- Ghi nhớ, vận dụng những điều mà sách đã mang lại cho bản thân.

- Đọc sách một sách say mê, nghiền ngẫm.

Câu 1 : 

Từ xa xưa, sách được coi là kho tàng tri thức vô tận và quý giá của nhân loại. Việc đọc sách mang lại cho con người rất nhiều lợi ích, không chỉ giúp chúng ta tiếp nhận thêm được nhiều kiến thức mới mà còn giúp phát triển và hoàn thiện nhân cách của con người. Tuy nhiên, khi công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ khiến văn hóa đọc của chúng ta ngày càng bị lấn át.

Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người. Nó kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ đã tích lũy truyền lại cho thế hệ mai sau. Vì vậy, M. Gorki đã từng nói “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.Sách là người bạn tâm hồn thân thiết của mỗi con người. Sách đã đem đến cho con người những hiểu biết, những khám phá kỳ thú về cuộc sống, bồi đắp thêm cho con người niềm vui và lòng tin vào cuộc sống. Đặc biệt, qua những trang sách bổ ích, đã mở ra trước mắt con người những chân trời mới.

Từ lâu con người đã biết đến sự kỳ diệu của sách. Sách, đó là cái thần kỳ trong những cái thần kỳ mà nhân loại đã tạo nên. Thật không thể hình dung một nền văn minh mà không có sách. Từ hàng nghìn năm trước, khi chưa có chữ in, chưa có cả giấy bút, thì nhân loại đã nghĩ đến sách rồi, đã có những hình thức đầu tiên của sách. Sách là cái cần có để con người lưu giữ và truyền lại cho người khác, cho thế hệ khác, những hiểu biết của mình về thế giới xung quanh, những khám phá về vũ trụ và con người, cả những ý nghĩ, những quan niệm, những mong muốn về cuộc sống cần gửi đến cho người và trao gửi đến đời sau.

Sách, đó là kho tàng chứa nhiều hiểu biết của con người được khám phá, chắt lọc, thử thách tổng hợp. Sách là nơi kết tinh những tư tưởng tiên tiến nhất của các thời đại, những hoài bão mạnh mẽ nhất, những tình cảm tha thiết nhất của con người. Chỉ có những gì mà con người cảm thấy bức xúc cần nói lên, cần truyền lại, mới đi vào sách. Tác động của sách không bị hạn chế bởi thời gian và không gian.

Nhờ có sách, chúng ta mới có những hiểu biết phong phú, đa dạng về thế giới. Người cổ đại sống như thế nào? Trên thế giới có bao nhiêu quốc gia? Thủ đô của những nước cách xa chúng ta hàng ngàn kilomet có kiến trúc và đời sống như thế nào? Những thần đồng trong âm nhạc và hội họa là ai? Những nước nào có nguyên thủ quốc gia và phụ nữ ? Bảy kỳ quan nổi tiếng thế giới là gì? Chỗ gần nhất giữa hai Châu Âu – Mỹ cách nhau bao nhiêu hải lý ? Đời sống của thiếu nhi Nhật Bản như thế nào? Người lùn Píc-mê hiện sống ở đâu? Các loài động vật cổ còn sống sót như thế nào? Giống chim nào hót hay nhất?…. Nếu không có sách làm sao ta có thể biết được những điều kỳ thú đó.

Đã từng có những cuốn sách không chỉ mở rộng “chân trời mới” đối với một người, trăm người, triệu người, mà cho cả nhân loại. Đọc một cuốn sách là đi một chặng đường. Những trang sách của Bru-nô, Ga-li-lê về trái đất và thái dương hệ đã mở ra cho loài người một thời kỳ mới trên con đường chinh phục tự nhiên. Những trang sách của Đác-uyn về các giống loài không chỉ giúp con người hiểu rõ các giống loài sinh vật mà còn hiểu rõ hơn về chính con người.

Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người. Nó kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ đã tích lũy truyền lại cho thế hệ mai sau. Vì vậy, M. Gorki đã từng nói “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.Sách là người bạn tâm hồn thân thiết của mỗi con người. Sách đã đem đến cho con người những hiểu biết, những khám phá kỳ thú về cuộc sống, bồi đắp thêm cho con người niềm vui và lòng tin vào cuộc sống. Đặc biệt, qua những trang sách bổ ích, đã mở ra trước mắt con người những chân trời mới.

Từ lâu con người đã biết đến sự kỳ diệu của sách. Sách, đó là cái thần kỳ trong những cái thần kỳ mà nhân loại đã tạo nên. Thật không thể hình dung một nền văn minh mà không có sách. Từ hàng nghìn năm trước, khi chưa có chữ in, chưa có cả giấy bút, thì nhân loại đã nghĩ đến sách rồi, đã có những hình thức đầu tiên của sách. Sách là cái cần có để con người lưu giữ và truyền lại cho người khác, cho thế hệ khác, những hiểu biết của mình về thế giới xung quanh, những khám phá về vũ trụ và con người, cả những ý nghĩ, những quan niệm, những mong muốn về cuộc sống cần gửi đến cho người và trao gửi đến đời sau.

Sách, đó là kho tàng chứa nhiều hiểu biết của con người được khám phá, chắt lọc, thử thách tổng hợp. Sách là nơi kết tinh những tư tưởng tiên tiến nhất của các thời đại, những hoài bão mạnh mẽ nhất, những tình cảm tha thiết nhất của con người. Chỉ có những gì mà con người cảm thấy bức xúc cần nói lên, cần truyền lại, mới đi vào sách. Tác động của sách không bị hạn chế bởi thời gian và không gian.

Nhờ có sách, chúng ta mới có những hiểu biết phong phú, đa dạng về thế giới. Người cổ đại sống như thế nào? Trên thế giới có bao nhiêu quốc gia? Thủ đô của những nước cách xa chúng ta hàng ngàn kilomet có kiến trúc và đời sống như thế nào? Những thần đồng trong âm nhạc và hội họa là ai? Những nước nào có nguyên thủ quốc gia và phụ nữ ? Bảy kỳ quan nổi tiếng thế giới là gì? Chỗ gần nhất giữa hai Châu Âu – Mỹ cách nhau bao nhiêu hải lý ? Đời sống của thiếu nhi Nhật Bản như thế nào? Người lùn Píc-mê hiện sống ở đâu? Các loài động vật cổ còn sống sót như thế nào? Giống chim nào hót hay nhất?…. Nếu không có sách làm sao ta có thể biết được những điều kỳ thú đó.

Đã từng có những cuốn sách không chỉ mở rộng “chân trời mới” đối với một người, trăm người, triệu người, mà cho cả nhân loại. Đọc một cuốn sách là đi một chặng đường. Những trang sách của Bru-nô, Ga-li-lê về trái đất và thái dương hệ đã mở ra cho loài người một thời kỳ mới trên con đường chinh phục tự nhiên. Những trang sách của Đác-uyn về các giống loài không chỉ giúp con người hiểu rõ các giống loài sinh vật mà còn hiểu rõ hơn về chính con người.

Sách của Đi-đơ-rô, Mông- tex-ki-ơ rồi của Mác, của Ăng-ghen… thực sự đã giúp con người làm những cuộc cách mạng. Đọc Ban-dắc ta hiểu thế nào về thế giới tư bản với sức mạnh lạnh lùng của đồng tiền. Đọc thơ Ta-go, thơ Lý Bạch, thơ Đỗ Phủ, ta hiểu đời sống và tâm hồn của cả các dân tộc trên thế giới. Đọc Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, đọc thơ Bác… ta chiêm nghiệm được biết bao nhiêu điều trong cuộc sống.

Sách phong phú đa dạng là thế. Vấn đề là trong hằng trăm số đó ta lựa chọn loại sách nào để đọc, đọc sách gì cho phù hợp với sở thích, lứa tuổi và phù hợp với thời gian, đem lại nhận thức và tình cảm thiết thực. “Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỉ đã trôi qua”.

Qua cuốn sách về danh nhân còn bồi dưỡng cho con người lòng say mê nghiên cứu khoa học vì lợi ích của con người và đức tính giản dị, khiêm tốn, kiên trì, không ngừng học tập của các nhà khoa học. Đọc những cuốn sách có giá trị, đã khiến cho con người thêm tự hào về mình, thêm vững tin ở cuộc sống để chiến đâu cho cuộc sống ngày một tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Qua những cuốn sách hay và bổ ích, đã khiến tâm hồn chúng ta trở nên phong phú, độ lượng hơn, trong sáng hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những cụốn sách hay, có giá trị, thì vẫn có những cuốn sách xấu, những cuốn sách xuyên tạc đời sống, đưa đến cho người đọc những kiến thức giả dối về thế giới xung quanh, đề cao dân tộc này, bôi nhọ dân tộc khác, chúng gây thù hằn và ngờ vực giữa các dân tộc, đề cao bạo lực và chiến tranh, kích thích những thị hiếu bản năng thấp hơn của con người.

Đọc những cuốn sách như thế, người đọc không những không tăng thêm hiểu biết mà còn trở nên dốt nát, mê muội hơn. Đọc những cuốn sách như thế, tâm hồn người đọc sẽ trở nên khô cằn vì những thú tính độc ác, những ước muôn tầm thường ích kỷ, những tình cảm bạc nhược đớn hèn.

Sách tốt có thể là một liều thuốc quý cực kỳ công hiệu chưa lành những vết thương. Sách xấu có thể là một thứ “ma túy” nguy hại, một thứ độc dược cực kỳ nguy hiểm dẫn con người ta đến hố đen tội lõi. Bởi vậy, hãy lựa chọn kỹ sách trước khi đọc. Khi đọc sách, không nên bị mê hoặc bởi sự hấp dẫn của hình thức, không để bị lôi cuốn bởi những thị hiếu tầm thường, phải biết chọn sách có nọi dung tốt đẹp, phù hợp với việc mở mang kiến thức, phù hợp với lứa tuổi để đọc.

Đọc sách cũng không đọc lấy nhiều, quan trọng là phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ. Đọc nhiều mà không suy nghĩ, không vận dụng được vào hành động, thì dẫu có đọc hàng nghìn cuốn sách cũng giống người cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa ý loạn, tay không mà về.

“Sách báo là ánh sáng. Ánh sáng đi tới đâu thì bóng tối lùi tới đó”. Có được học vấn không chỉ bởi đọc sách nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng nhất. Sách là người thầy tài ba nhất, khiêm tốn nhất; sách là người bạn gần gũi, thủy chung nhất của tuổi trẻ chúng ta. Ta không thể hình dung một thế giới không có sách. Không còn sách, nền văn minh nhân loại cũng không còn. Mục đích của xã hội loài người là xây dựng thiên đường ngay trên mặt đất. Không có sách thì không có tri thức. Một ngày nào đó không còn quyển sách nào được đọc thì cuộc sống sẽ buồn chán biết nhường nào?

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK