"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền lướt sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá"
Câu thơ cuối của khô thơ đã thể hiện rõ nét và sâu sắc được lòng mong mỏi , nhớ về quê hương , nhớ những con thuyền đánh cá chạy ra khơi của tác giả khi đi học ở xa nhà. Thật vậy ! Quê hương chỉ đơn thuần gói gọn trong "màu nước xanh" , "cá bạc" và "chiếc buồm vôi" . Bằng biện pháp tu từ liệt kê , tác giả đã nêu lên những điều vô cùng giản dị ở nơi quê hương sông nước của mình. Ngoài ra, tác giả còn nhớ đến cả những con thuyền nhẹ nhàng lướt sóng ra khơi dò bụng biển đánh bắt cá để mang về là những thắng lợi khi bắt được mẻ cá lớn . Từ đó tạo ra những đồng tiền nuôi sống nhữn con người của biển cả ấy . Tuy ngôi làng của tác giả gắn liền với sông rồi với biển, nhưng trong lòng tác giả, cái thứ mùi nồng mặn của biển vẫn để trong lòng người 1 kỉ niệm đáng nhớ. Cái mùi nồng mặn ở đây không chỉ là mùi của biển mà còn là sự xúc động của tác giả khi nhớ về quê hương. Như vậy , chỉ bằng những câu thơ ngắn ngủi mà Tế Hanh đã đọng lại trong lòng chúng ta những kỉ niệm khó phai về hai chữ quê hương đầy thiêng liêng .
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớMàu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôiThoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơiTôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
Bốn câu thơ cuối bài cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. Trong xa cách, nhà thơ “luôn tưởng nhớ” tới quê hương. Niềm thương nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá “rẽ sóng chạy ra khơi” với “chiếc buồm vôi”, chiếc buồm đã trải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài, bằng ấn tượng “màu nước xanh” của biển, màu “bạc” của những con cá. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK