Trang chủ Địa Lý Lớp 10 Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục 2,...

Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục 2, hãy: - Trình bày khái niệm, nguyên nhân sinh ra ngoại lực. - Phân tích tác động của quá trình phong hoá, bóc mòn, vậ

Câu hỏi :

Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục 2, hãy: - Trình bày khái niệm, nguyên nhân sinh ra ngoại lực. - Phân tích tác động của quá trình phong hoá, bóc mòn, vận chuyền, bồi tụ đến sự hình thành địa hình bê mặt Trái Đất.

image

Lời giải 1 :

* Ngoại lực: Là lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất như tác động của gió, mưa, nước chảy, sóng biển, băng, sinh vật và con người.

- Ngoại lực được sinh ra chủ yếu do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời.

* Tác động của quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất:

- Phong hóa gồm 3 quá trình:

+ Phong hóa vật lí: Làm thay đổi kích thước của đá nhưng không thay đổi về thành phần hóa học do biến đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.

Ví dụ: Ở hoang mạc, do sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ban ngày và ban đêm nên đá bị vỡ vụn tạo thành cát. =>Các khoáng vật tạo đá có khả năng dãn nở khi nhiệt độ cao và co lại khi nhiệt độ thấp

+ Phong hóa hóa học: làm biến đổi thành phần và tính chất hóa học của đá và khoáng do tác động của nước, các chất hòa tan trong nước.

Ví dụ: Các dạng địa hình karst trong động Phong Nha – Quảng Bình xuất hiện là vì sự hòa tan đá vôi do nước.

+ Phong hóa sinh học: Làm thay đổi cả về kích thước và thành phần hóa học của đá, do tác động của sinh vật.

Ví dụ: Rễ cây bám vào đá khiến cho các lớp đá bị rạn nứt, làm thay đổi thành phần hóa học của đá.

- Quá trình bóc mòn: Bị tác động bởi nước chảy, sóng biển, gió, băng hà,… làm dịch chuyển các sản phẩm phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu 

+ Xâm thực xảy ra là do nước chảy

Ví dụ: Các dòng chảy tạm thời ở miền núi khiến địa hình bị xâm thực.

+ Mài mòn là hiện tượng do sóng biển và băng hà

Ví dụ: Sóng vỗ vào vách biển hình thành dạng địa hình hàm ếch.

+ Thổi mòn do gió

Ví dụ: Các nấm đá ở sa mạc hình thành do gió thổi.

- Quá trình vận chuyển và bồi tụ: vận chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác rồi  tích tụ tạo thành dạng địa hình mới 

Ví dụ: Khi mưa, các vật liệu dạng hòa tan, lơ lửng (phù sa) từ miền núi theo dòng nước chảy xuống thấp bồi tụ cho các đồng bằng.

 

Thảo luận

-- vào nhóm mình không ạ

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK