Giống nhau : + Đều là những người nông dân nghèo đói , khổ cực
+ Đều sống trong thời đại phong kiến
+ Đều là những người lương thiện , có tấm lòng nhân hậu
Khác nhau : Chị Dậu : quyết đoán , mạnh mẽ , biết vùng lên phản kháng , không chịu khuất phục trước số phận .
Lão Hạc : nội tâm , chấp nhận số phận bi thảm
-Nhân vật Lão Hạc :
Lão Hạc là một người có tấm lòng nhân hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực yêu thương con.
+Lòng nhân hậu của lão được thể hiện qua việc lão đối xử với con chó Vàng : lão yêu thương, chăm chút cho nó như với 1 con người, có gì ăn lão cũng cho nó ăn cùng, cho nó ăn vào 1 cái bát như nhà giàu, tắm rửa cho nó, mắng yêu nó,...khi lão phải bán nó đi vì hoàn cảnh bắt buộc, lão đã rất ăn năn, hối hận. Lão đã tự dằn vặt mình vì già bằng này tuổi rồi mà còn lừa 1 con chó. Lão vì thương con chó mà đã khóc mặc dù người già rất khó để có thể khóc .
+Lòng tự trọng của lão được thể hiện qua nhiều chi tiết khác:
chi tiết thứ nhất là lão đã từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo 1 cách gần như là hách dịch vì lão biết hoàn cảnh của ông giáo cũng rất khó khăn . Chi tiết thứ 2 là trước khi muốn tự tử, lão đã gửi lại ít tiền cho ông giáo giữ hộ để lúc chết có tiền lo ma chay.
Còn tấm lòng thương con của lão Hạc được thể hiện rõ nhất qua chi tiết cái chết của lão.
=> Bởi vì gia cảnh của lão rất khó khăn và túng thiếu, nếu như lão tiếp tục sống thì lão sẽ phải tiêu vào số tiền dành dụm cho con bấy lâu nay, hoặc lão sẽ phải bán vườn của con để lấy tiền tiêu, mà nếu làm như thế thì lương tâm của lão ko cho phép. Thế nên lão đã chọn quyết định là tự tử.
-Nhân vật chị Dậu :
Chị dậu là một người phụ nữ yêu thương chồng con( Thể hiện ở chi tiết chị chăm sóc cho chồng), giàu tinh thần phản kháng( thể hiện ở chi tiết chị đánh nhau với cai lệ )
=> Giống nhau : cả hai nhân vật trên đều có chung 1 hoàn cảnh đó là nghèo khổ và họ đều bị Xã hội phong kiến đương thời chà đạp, cướp đi cuộc sống hạnh phúc.
Khác nhau : Lão Hạc thể hiện thái độ đấu tranh tiêu cực, dùng cái chết để giải quyết vấn đề, còn chị Dậu có thái độ đấu tranh tích cực và mãnh liệt, đã mạnh tay phản kháng lại tên cai lệ - đại diện cho thế lực đen tối trong xã hộ phong kiến.
Giống nhau:
Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 1945.
Phương thức biểu đạt: tự sự.
Nội dung: Cả 2 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo.
Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động.
Khác nhau:
Thể loại: Mỗi văn bản viết theo một thể loại: Lão Hạc (Truyện ngắn), Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết)
Đều biểu đạt phương thức tự sự nhưng mỗi văn bản yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự đậm nhạt khác nhau.
Mỗi văn bản viết về những con người với số phận và những nỗi khổ riêng.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK