Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA Có hai hạt lúa...

CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đểu là những hạt giống tốt, đều to khoẻ và chắc mẩy. Một hôm, ng

Câu hỏi :

CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đểu là những hạt giống tốt, đều to khoẻ và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt thóc thứ hai thi ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt thóc thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà vì nó chẳng được nhận nước và ánh sáng. Lúc này, chất dinh dưỡng chẳng giúp ích gì được cho nó cả. Nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt thóc thử hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới. [] CÂU1: PTBD CHÍNH CỦA ĐOẠN TRÍCH TRÊN? CÂU2: NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐOẠN TRÍCH? CÂU3: CHỈ RÕ VÀ NÊU TÁC DỤNG CỦA 1 BPTT TRONG CÂU VĂN"Còn hạt thóc thứ hai thi ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới." VÀ NÊU LÊN THÁI ĐỘ CỦA TÁC GIẢ? CÂU4: BÀI HỌC SÂU SẮC MÀ EM RÚT RA QUA ĐOẠN TRÍCH TRÊN?

Lời giải 1 :

Câu `1.`

`-` PTBĐ chính: tự sự.

Câu `2.` 

`-` Nội dung chính: Nói về sự lựa chọn cách sống, khao khát khác nhau của hai hạt thóc, và nói lên kết quả của hai số phận trái ngược nhau. 

Câu `3.` 

`-` Trong câu văn "Còn hạt thóc thứ hai thi ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới"

`->` Đã thành công sử dụng BPTT nhân hóa.

`=>` Tác dụng:

`+` Giúp câu văn có nhịp điệu, trở nên nhịp nhàng.

`+` Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu, giúp câu văn có hồn.

`+` Nhân hóa "hạt thóc" như con người, có những hành động, tư tưởng giống con người.

`+` Giúp hạt thóc trở nên sinh động, gần gũi, dễ hiểu, nhằm biểu thị được tư tưởng tình cảm của sự vật.

`-` Thái độ của tác giả: đồng tình, ủng hộ cho sự khát khao, vui sướng của hạt thóc thứ hai khi mong muốn được ông chủ gieo xuống đất, hạt thóc thứ hai dám làm mình, rời khỏi vỏ bọc mình và bắt đầu một cuộc sống mới mẻ hơn.

Câu `4.`

`-` Qua đoạn trích trên, ta có thể nhận thấy sự đối lập giữa khao khát của hạt thóc thứ nhất và hạt thóc thứ hai. Mỗi hạt thóc là tượng trưng cho 2 loại người trong cuộc sống. Hạt thứ nhất là người luôn chỉ biết sống trong an toàn, không chịu bước ra khỏi vỏ bọc để mạo hiểm. Còn hạt thóc thứ hai là người luôn dám đương đầu với thử thách, mong muốn được khám phá thế giới ngoài kia, bắt đầu một cuộc sống mới. Chính vì vậy, văn bản đã mang đến cho chúng ta bài học thật quý giá và sâu sắc: Không phải cứ thu mình trong vùng an toàn thì ta sẽ được hạnh phúc. Hạnh phúc luôn phải gắn liền với những cống hiến, những khao khát thể hiện mình mạnh mẽ.

`color{red}{@Cá}`

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK