Năm 1978, một lần họp với lãnh đạo các tỉnh Tây Nam bộ bàn về giá mua lúa. Theo chỉ đạo của Chính phủ, giá lúa mua không quá 8 đồng/kg, kể cả lúa giống. Nếu theo chỉ đạo này thì sẽ không mua được lúa để xuống giống cho kịp vụ đông xuân, hệ quả năm sau còn thiếu đói trầm trọng nữa.
Khi đó, ông Sáu Dân (Võ Văn Kiệt - PV) đã nói với lãnh đạo các tỉnh Tây Nam bộ: “Một là để dân đói nhưng các đồng chí giữ nguyên chức vụ nếu theo đúng chỉ đạo, mua lúa giống không quá 8 đồng/kg. Hai là dân no, khắc phục được ngay hậu quả, kịp vụ nhưng các đồng chí mất chức. Các đồng chí chọn cách nào? Vậy là các đồng chí ấy chọn cách thứ hai”.
Lúc đó, ông nói quan điểm: Không có chủ trương nào của Đảng, Nhà nước làm cho dân đói khổ, cán bộ lo cho dân no lại bị kỷ luật. Còn nếu cấp trên nghiêm, cứng, cứ yêu cầu phải kỷ luật để làm gương, thì thà chịu mất chức còn tốt hơn là ngồi đó để thấy dân mình đói khổ.
Một lần khác, sau ngày thống nhất, Sài Gòn bị kéo vào guồng máy kinh tế tập trung. Đến mùa thu hoạch, đồng lúa miền Nam chín vàng, nhưng người dân thành phố lại ngấp nghé nạn đói. Nhà nước áp giá 1,5 đồng/kg trong khi thị trường là 5,2 đồng, vì thế người dân không chịu bán.
Lúc đó, ông Kiệt trực tiếp chỉ đạo bà Ba Thi - Giám đốc công ty Lương thực thành phố mang tiền xuống các tỉnh ĐBSCL mua lúa với giá gấp 5 lần giá Nhà nước quy định. Chỉ đạo này khiến bà Ba Thi lo lắng. Ông cương quyết: “Chị cứ làm đi, nếu chị phải đi tù thì tôi đem cơm cho chị”.
Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Tạ Ngọc Tấn cho rằng, nếu trong những năm 1978-1979, ông Võ Văn Kiệt được mệnh danh là “Chủ tịch gạo” vì đã giải quyết nhanh vấn đề giải quyết lương thực trầm trọng của thành phố thì những năm 1980-1981, ông được gọi là “Tướng xé rào” vì đã vượt qua lối tư duy mòn cũ, đi sâu tìm hiểu và đề ra những biện pháp sáng tạo để tháo gỡ khó khăn cho thành phố.
Bí thư Lê Thanh Hải cũng khẳng định nhờ “những quyết định xé rào”, ông đã góp phần quan trọng trong việc hình thành đường lối đổi mới.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK