Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Đề 3: giải thích câu ca dao : “ Nhiễu...

Đề 3: giải thích câu ca dao : “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương DÀN Ý Người trong một nước phải thương nhau cùng

Câu hỏi :

Đề 3: giải thích câu ca dao : “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương DÀN Ý Người trong một nước phải thương nhau cùng” I. Mở bài - Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc. - Trích dẫn câu ca dao. II. Thân bài 1. Đoạn 1: Giải thích ý nghĩa câu ca dao - Nghĩa đen: + “Nhiễu điều” tấm vải lụa tơ mềm, mịn màu đỏ, đẹp và đắt giá. + “Giá gương” là vật dụng bằng gỗ chạm khắc khéo léo dùng để đỡ lấy tấm gương. => Tấm nhiễu điều được phủ lên giá gương có tác dụng giúp cho giá gương luôn được sạch sẽ, không bị bụi bẩn và luôn bền đẹp. + “Người trong một nước” là những người có thể dân tộc khác nhau nhưng chung một nòi giống , sống trên cùng một đất nước, chảy chung một dòng máu... – Nghĩa bóng: Từ những hình ảnh ẩn dụ trên người xưa muốn nêu lên một lời khuyên: Là người trong một nước ta phải biết đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc. 2. Đoạn 2: Tại sao người trong một nước lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau? - Lí lẽ: + vì đó là đạo lí, truyền thống tốt đẹp được truyền dạy từ bao đời nay của dân tộc. Đó là tình cảm tự nhiên của mỗi con người. Vì đồng bào ta là anh em một nhà, chúng ta có chung cội nguồn, đều là con cháu của cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ... vì thế chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau. Đó chính là tình cảm và nghĩa vụ của mỗi con người. Nó là cơ sở của lòng yêu nước thương nòi. + Tình đoàn kết, yêu thương lẫn nhau không chỉ thể hiện trong nhận thức mà còn được thể hiện bằng những hành động cụ thể. Chúng ta giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau Để cùng chống giặc ngoại xâm. Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động, sinh hoạt, san sẻ những vất vả, những nỗi bất hạnh, bảo vệ cứu giúp nhau khi gặp khó khăn, nguy hiểm. An ủi , chia sẻ khi người khác gặp chuyện buồn... -> HS lấy dẫn chứng cụ thể: - Mọi người trong cộng đồng yêu thương, giúp đỡ nhau sẽ giúp cho mỗi cá nhân được sống tốt hơn, hạnh phúc hơn. Giúp cho cộng đồng đoàn kết , nhờ đó tạo nên sức mạnh của cả cộng đồng. Từ đó bảo vệ đất nước trước các thế lực khác... - Tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau được tỏa sáng trong nhiều câu ca dao, tục ngữ như: (Có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự) 3. Đoạn 3: Vậy chúng ta cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa? - Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm… - Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện…. * Liên hệ bản thân Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian (yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp…) 4. Mở rộng vấn đề Phê phán lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan tâm chia sẻ giúp đỡ người khác. Đó là biểu hiện của con người ích kỉ, chỉ nghĩ tới bản thân mình... III. Kết bài - Khẳng định giá trị của bài ca dao: thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc. - Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy.

Lời giải 1 :

Trong kho tàng ca dao, dân ca tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ hay đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về các vấn đề của đời sống xã hội, hay để lại những bài học quý báu cho đời sau. Một trong số đó là câu tục ngữ: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Tuy chỉ có hai câu, nhưng câu tục ngữ này đã mang đến cho chúng ta một sự hiểu biết sâu sắc về tình đoàn kết, gắn bó giữa mọi người trong cùng một quốc gia, dân tộc.

Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa, xét về nghĩa đen là lớp nghĩa bao quát bên ngoài, hiện lên trong từng con chữ trong câu. Đó là tấm nhiễu điều được phủ lên giá gương có tác dụng giúp cho giá của cái gương nói riêng và toàn bộ cái gương nói chung luôn được sạch sẽ, sáng bóng và bền đẹp từ đó ta có thể hiểu về nghĩa bóng của câu tục ngữ đó là lớp nghĩa và người đọc phải suy luận ra dựa váo lớp nghĩa đen. Đó là người trong cùng một quốc gia dân tộc phải biết đoàn kết, yêu thương lẫn nhau “người trong một nước phải thương nhau cùng”, cũng như tấm nhiễu điều và giá gương gắn bó khăng khít với nhau không thể tách rời, nếu mất tấm nhiễu điều, tấm gương sẽ không còn được bền đẹp nữa. Từ đó ta suy rộng ra về con người, mọi người phải giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau thì mới tạo ra sức mạnh như chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già của cả dân tộc Việt Nam đã từng nói: “Một cây làm chẳng nên non/ ba cây chụm lại nên hòn núi cao” hay một câu khác cũng có ý nghĩa tương tự đó là: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”.

Qua đây, ta mới có thể hiểu sự yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau có ý nghĩa to lớn đến như thế nào?. Thực tế lịch sử đã chứng minh, trong những ngày đầu sau năm 1945, nước ta phải cùng một lúc đương đầu với nhiều loại giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Chính Bác Hồ của chúng ta đã phát động phong trào “Hũ gạo cứu đói” với khẩu hiệu “Một nắm khi đói bằng một gói khi no”. Phong trào được mọi người hưởng ứng tham gia rất nhiệt tình, đây chính là một minh chứng rõ nhất cho sự gắn bó đùm bọc của dân tộc ta, để từ đó với lòng yêu nước nồng nàn ta đã đánh thắng kẻ thù xâm lược và giành lại được độc lập dân tộc.

Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên ý nghĩa được thể hiện ở nhiều phong trào như: Chung tay góp sức hướng về mảnh đất miền Trung – mảnh đất thường xuyên hứng chịu những hậu quả nặng nề của thiên tai. Hay nhiều chương trình truyền hình ý nghĩa như chương trình “Trái tim cho em” với nội dung là gây quỹ giúp đỡ những trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh và nhiều chương trình khác.

Bây giờ và mãi mãi về sau, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị vốn có của nó, đem đến cho mọi người một bài học quý báu về tình đoàn kết, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong cùng một dân tộc. Đây chính là sức mạnh to lớn để giúp đất nước chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược và ngày càng giàu đẹp.

#Lấy từ đề văn

HỌC TỐT!!

5 sao và ctlhn nHÉ@@

Thảo luận

Lời giải 2 :

Gửi bạn :>

image
image
image

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK