ày nay, tiếng Việt đang dần mất đi sự “trong sáng” bởi sự thiếu ý thức và cả sự vô tư đến mức ngây thơ đáng trách của chính người Việt. Bản tính “sính ngoại” của chủ nhân đã và đang khiến tiếng Việt biến thành một mớ hỗn tạp những ngôn ngữ ngoại lai. Tiếng Việt trở thành nạn nhân của mục đích rẻ tiền khoe chữ, đánh bóng bản thân của những kẻ trí thức nửa vời hãnh tiến. Kẻ Tây học thì chêm xen tiếng Anh, tiếng Pháp. Kẻ lắm chữ thì thích dùng nhiều từ Hán Việt mang tính hàn lâm, ngay cả khi không thực sự hiểu hết ý nghĩa và cách dùng của từ. Giới trẻ thì đua nhau giản lược chữ viết của ông cha, dần hình thành những mật mã riêng (được mệnh danh là “ngôn ngữ thời @”, “ngôn ngữ thế hệ 9x”) để thoát khỏi sự kiểm soát của người lớn; lại còn đưa vào vô số những từ tiếng Anh khiến tiếng Việt rơi vào trạng thái nửa Tây nửa ta. Rất nhiều từ địa phương trở nên xa lạ với mọi người và dần mai một, chỉ còn được nhắc đến trong các từ điển từ cổ hay các giáo trình dạy phương ngữ. Chúng tôi xin đưa ra hai ví dụ đơn giản sau:
Một là về sự thay đổi trong cách gọi người cha, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy tiếng Việt đã từ bỏ nguồn cội nhanh chóng và vô tư như thế nào. Các tỉnh thành phía Bắc hiện nay hầu hết gọi “bố”, không còn gọi “thầy” như thời phong kiến; phía Nam gọi “ba”, không còn gọi “tía” (có nguồn gốc từ tiếng Hán); miền Trung bây giờ hầu hết gọi “ba”, thậm chí là “bố” (ở các thành phố lớn, từ Hà Tĩnh trở ra, dưới ảnh hưởng của miền Bắc), rất hiếm nơi gọi “bọ” (Quảng Bình), “cha” (Nghệ Tĩnh). Những tiếng “thầy”, “tía” mất đi do áp lực của thời đại, của lịch sử, dầu sao vẫn phải chấp nhận, nhưng tiếng “bọ” là tiếng gọi đặc trưng thể hiện văn hóa của địa phương mà cũng mất đi hoặc không được con cháu đời sau biết đến là tai họa, là tổn thất lớn lao của bản sắc tiếng Việt.
Hai là về cách chào tạm biệt của người Việt, tự hỏi, có bao nhiêu cách thuần Việt hay hoàn toàn vay mượn? “Tạm biệt” là từ Hán Việt, chắc chắn là chúng ta mượn từ người Hán đến nay chưa trả. “Bai bai” hay “Bai” thì rõ ràng là nguồn gốc Anh quốc “bye”. Giới trẻ bây giờ chào nhau rất nhẹ bằng tiếng “bye”, không ai cần suy nghĩ gì. Nhưng khi trẻ em mới bi bô tập nói cũng được dạy cho cách chào “bai” thì thực sự phải đặt câu hỏi: Chúng ta đang dạy cho trẻ nói tiếng Anh hay tiếng Việt? Và đâu mới là lời chào tạm biệt chuẩn Việt? Làm sao để gạn đục khơi trong cho trẻ em được thụ hưởng một thứ tiếng Việt thuần khiết nhất?
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK