Trang chủ Hóa Học Lớp 8 Giúp mình phần lí thuyết với ạ câu hỏi 1855005...

Giúp mình phần lí thuyết với ạ câu hỏi 1855005 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Giúp mình phần lí thuyết với ạ

image

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 1) Tính chất hóa học của Oxi

- Tác dụng với phi kim :

   với lưu huỳnh: S + O2 → SO2

   với photpho : 4P + 5O2 → 2P2O5

-Tác dụng với kim loại 

   với sắt : 3Fe +2O2 → Fe3O4

- Tác dụng với hợp chất 

   CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

  C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O

* Tính chất của hidro 

- Tác dụng với oxi

 2H2 + O2 → 2H2O

- tác dụng với đồng(II) oxit

 CuO + H2 → Cu + H2O

*Tính chất hóa học của nước 

- Tác dụng với kim loại (K,Ba,Na,Ca)

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2K + 2H2O → 2KOH + H2

 - Tác dụng với oxit bazơ (K2O , Na2O , BaO , CaO)

K2O + H2O → 2KOH

BaO + H2O → Ba(OH)2

2) Oxit : là hợp chất của 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là oxi

vd : SO2 , Fe2O3

- Axit : phân tử axit gồm có 1 hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit, các nguyên tố hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

vd : H2SO4 , HCl

- Bazơ : phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm hidroxit

vd NaOH , Ca(OH)2 

- Muối : phân tử muối gồm có 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axit

vd: NaCl , CaCO3

3) - Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi

- Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch 

- Chất tan là chất có thể hòa tan trong dung môi

- Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan

- Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan

- Độ tan 1 chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định

- Nồng độ phần trăm của 1 dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100g dung dịch

- Nồng độ mol của dung dịch cho ta biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch

Thảo luận

Lời giải 2 :

Đáp án:

Hidro:
* Tính chất vật lý của Hidro:– Ký hiệu hóa học: H
– Nguyên tử khối: 1
– Công thức phân tử: H2- phân tử khối 2
– Là chất khí, không màu không mùi, không vị, nhẹ hơn không khí 14,5 lần
– Tan ít trong nước(rất ít)
– Nhiệt độ hóa lỏng: -183 độ C
– Là loại khí nhẹ nhất
* Tính chất hóa học của Hidro:
a. Tác dụng với oxi
Khi hidro cháy trong oxi sẽ có ngọn lửa xanh và tạo thành nước.
Phương trình phản ứng: 2H2 + O2 —> H2O
Lưu ý: Nếu như lấy tỷ lệ về thể tích thì hồn hợp H-O sẽ gây ra nổ mạnh( hồn hợp nổ)
Khi hidro cháy trong oxi tạo ra hơi nước và phản ứng tỏa nhiều nhiệt, chính vì vậy người ta dùng hidro làm nhiên liệu cho đèn xì oxi- hidro để hàn cắt kim loại.
b. Tác dụng với đồng (II) oxit
Hidro có thể kết hợp với Cu (II) oxit tạo thành H2O và giải phóng đồng tự so
Phương trình phản ứng: CuO + H2 —> Cu + H2O
+ Oxi:
a. Tính chất vật lí
Là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí. Ít tan trong nước.
b. Tính chất hóa học
Là một phi kim hoạt động (do có độ âm điện lớn 3,44 chỉ kém F).
* Tác dụng với kim loại
Tác dụng với hầu hết kim loại (trừ Ag, Au và Pt) → oxit. Các phản ứng thường xảy ra ở nhiệt độ cao.
2Mg + O2 → 2MgO

1. Nước tác dụng với kim loại

  • Các kim loại tính kiềm mạnh như Li, Na, K, Ba, Ca... tác dụng với nước dễ dàng ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ và khí H2: H2O + Kim loại → Bazơ + H2

2M + 2nH2O → 2M(OH)n + nH2↑

Ví dụ: 

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 

2K + 2H2O → 2KOH + H2 

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

  • Kim loại Mg tan rất chậm trong nước nóng
  • Một số kim loại trung bình như Mg, Al, Zn, Fe…phản ứng được với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo oxit kim loại và hiđro 

Ví dụ:

Mg + H2Ohơi →MgO + H2

3Fe + 4H2Ohơi → Fe3O4+ 4H2

Fe + H2Ohơi → FeO + H2

Nước tác dụng với oxit bazo

Nước tác dụng với oxit bazơ tạo thành dung dịch bazo tương ứng. 

H2O + Oxit bazơ→ Bazơ

Na2O + H2O → 2NaOH

Li2O +H2O→ 2LiOH

K2O +H2O→ 2KOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

Nước tác dụng với oxit axit

Nước tác dụng với oxit axit tạo thành axit tương ứng.

CO2 + H2O → H2CO3

SO2 + H2O → H2SO3

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

SO3 + H2O → H2SO4

N2O5 + H2O → 2HNO3

Ngoài ra, H2O còn tham giá rất nhiều phản ứng với các chất khác 

Phản ứng với phi kim mạnh: Flo, Clo

Khi gặp H2O khi đun nóng thì flo bốc cháy

2F2 + 2H2O → 4HF + O2 

2H2O + 2Cl2 →to 4HCl + O2

Một số phản ứng với muối natri aluminat.

3H2O + 2AlCl3 + 3Na2SO3→ 6NaCl + 2Al(OH)3 + 3SO2

H2O + NaAlO2 →NaAl(OH)4

2H2O + NaAlO2 + CO2 → Al(OH)3 + NaHCO3

4H2O + 2NaAlH4 →Na2O + Al2O3+ 8H2\

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK